Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 421376
Chữ tín là gì?
- A. Niềm tin của con người đối với nhau.
- B. Coi trọng niềm tin của mọi người đối với mình.
- C. Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.
- D. Sẻ chia, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 421388
Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải thực hiện được điều gì trong những điều dưới đây?
- A. Biết giữ chữ tín.
- B. Tin tưởng người khác.
- C. Siêng năng, kiên trì.
- D. Quan tâm người khác.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 421392
Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ chữ tín?
- A. Lời nói đi đôi với việc làm.
- B. Nói một đằng làm một nẻo.
- C. Luôn nghi ngờ mọi người.
- D. Hứa nhưng không thực hiện.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 421398
Người biết giữ chữ tín sẽ:
- A. Bị người khác lợi dụng.
- B. Phải chịu nhiều thiệt thòi.
- C. Không được tin tưởng.
- D. Được mọi người tin tưởng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 421406
Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào?
- A. Trung thực.
- B. Giữ chữ tín.
- C. Khiêm tốn.
- D. Dũng cảm.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 421411
Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về việc giữ chữ tín?
- A. Một lần thất tín, vạn lần bất tin.
- B. Thương người như thể thương thân.
- C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 423268
Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?
- A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
- B. Trốn học đi chơi game.
- C. Không hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- D. Nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 423271
Khi học tập tự giác, tích cực, chúng ta sẽ được gì?
- A. Phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
- B. Đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- C. Bị mọi người ghét bỏ, xa lánh.
- D. Đạt được mọi mục đích.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 423273
Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai...:
- A. Hướng dẫn.
- B. Giảng dạy.
- C. Nhắc nhở.
- D. Động viên.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 423275
Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai
- A. Hướng dẫn.
- B. Giảng dạy.
- C. Nhắc nhở.
- D. Động viên.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 423277
Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
- A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
- B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- C. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
- D. Làm việc tiêng trong giờ học.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 423278
Câu tục ngữ “học bài nào, xào bài nấy” phản ánh về đức tính nào dưới đây?
- A. Cần cù lao động.
- B. Đoàn kết chống ngoại xâm.
- C. Tự giác, tích cực học tập.
- D. Kiên cường, bất khuất.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 423281
Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên làm gì?
- A. Ỷ lại, luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.
- B. Trốn học đi chơi game để thư giãn đầu óc.
- C. Thiếu kiên trì, dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.
- D. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 423284
Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
- A. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
- B. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
- C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
- D. Những người tự giác, tích cực học tập sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 423318
Buổi chiều, M đang ngồi ôn lại kiến thức để chuẩn bị cho tiết kiểm tra môn Toán sẽ diễn ra vào sáng mai. Đúng lúc đó, N đến rủ M đi chơi game. Nếu là M, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Đi chơi game với N để thư giãn tinh thần.
- B. Từ chối, hẹn với N lúc khác sẽ đi để ở nhà học bài.
- C. Tỏ thái độ tức giận với N vì bị làm phiền trong lúc học bài.
- D. Đồng ý đi chơi với N và rủ thêm các bạn khác đi chung cho vui.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 423322
Niềm tin của con người đối với nhau được gọi là gì?
- A. Chữ tín.
- B. Tự trọng.
- C. Trung thực.
- D. Lừa dối.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 423325
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?
- A. Nói một đằng, làm một nẻo.
- B. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- C. Không thực hiện lời hứa của mình.
- D. Tới trễ giờ cho với thời gian đã hẹn.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 423329
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
- A. Làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.
- B. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.
- C. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.
- D. Được mọi người tin tưởng và tôn trọng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 423334
Người biết giữ chữ tín sẽ không thực hiện hành vi nào dưới đây?
- A. Đến đúng giờ so với thời gian đã hẹn.
- B. Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- C. Thực hiện đúng như lời đã hứa.
- D. Nói một đằng, làm một nẻo.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 423338
Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây phản ánh về việc giữ chữ tín?
- A. Rao ngọc, bán đá.
- B. Treo đầu dê, bán thịt chó.
- C. Nói có sách, mách có chứng.
- D. Chữ tín còn quý hơn vàng mười.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 423345
Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?
- A. Giữ chữ tín không phải là chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội.
- B. Người giữ chữ tín luôn luôn phải chịu thiệt thòi trong công việc.
- C. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng.
- D. Giữ chữ tín là lối sống gây gò bó, khó chịu cho mọi người.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 423348
A và D là đôi bạn thân từ nhỏ, lại cùng học chung một lớp. Mấy hôm nay A bị ốm, D hứa với A buổi chiều sẽ mang vở đến cho bạn mượn để ghi lại bài và giúp bạn học. Nhưng đến chiều, do mải xem phim nên D đã không tới nhà A. Thấy vậy, mẹ D nhắc nhở, D bực bội nói: “Ôi dào, chiều nay con không đến thì ngày mai cũng được mà, có sao đâu mẹ”.
Trong trường hợp này, chủ thể nào không giữ chữ tín?
- A. Bạn A.
- B. Bạn D.
- C. Mẹ bạn D.
- D. Hai bạn A và D.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 423351
Chị X mở cửa hàng bán mĩ phẩm nhập khẩu Hàn Quốc. Để tăng lợi nhuận, chị X đã nhập hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ về bán cho khách hàng.
Trường hợp này cho thấy chị X là người như thế nào?
- A. Trung thực, biết giữ chữ tín.
- B. Nhạy bén trong kinh doanh.
- C. Không giữ chữ tín với khách hàng.
- D. Thông minh, sắp xếp công việc hiệu quả.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 423353
Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể làm gì?
- A. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
- B. Tăng thu nguồn nhập hàng tháng lên gấp nhiều lần.
- C. Cải thiện một phần đời sống vật chất và tinh thần.
- D. Mua được mọi đồ dùng mà bản thân yêu thích.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 423360
Một trong số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là gì?
- A. Chi tiêu thoải mái, vượt khả năng thanh toán.
- B. Mua nhiều hàng hiệu để chứng tỏ “đẳng cấp”.
- C. Chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.
- D. Mua mọi thứ mà bản thân mình thích.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 423367
Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm mục đích gì?
- A. Đạt được mục tiêu như dự kiến.
- B. Tăng nguồn thu nhập hằng tháng.
- C. Cắt giảm tối đa mức độ chi tiêu.
- D. Nâng cao đời sống vật chất.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 423372
Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp như thế nào?
- A. Độ tuổi, sở thích và điều kiện.
- B. Mức lương, môi trường, độ tuổi.
- C. Môi trường, mức lương cần.
- D. Sở thích, độ tuổi làm việc.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 423379
Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự hoang phí, chưa biết tiết kiệm?
- A. Năng nhặt, chặt bị.
- B. Tích tiểu thành đại.
- C. Ném tiền qua cửa sổ.
- D. Kiến tha lâu đầy tổ.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 423385
Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
- A. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
- B. Quản lí tiền là việc của người trưởng thành, không phải của học sinh.
- C. Chỉ những người nghèo mới cần học cách quản lí tiền và tiết kiệm chi tiêu.
- D. Học sinh không cần quản lí tiền vì dễ bị đồng tiền làm ảnh hưởng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 423388
Em muốn mua một chiếc điện thoại, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em nên chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?
- A. Nói dối bố mẹ để xin tiền.
- B. Tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua.
- C. Vay bạn bè xung quanh để mua.
- D. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 423391
Sau dịp Tết Nguyên đán, T tổng kết lại và biết được bản thân nhận được 1 triệu đồng tiền mừng tuổi. T muốn mua rất nhiều thứ. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền mừng tuổi đó?
- A. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
- B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
- C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
- D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 423396
Câu tục ngữ “treo đầu dê, bán thịt chó” được dùng để phê phán hành vi nào dưới đây?
- A. Hà tiện, keo kiệt.
- B. Ích kỉ.
- C. Lười biếng.
- D. Giả dối, không giữ chữ tín.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 423402
Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?
- A. Chỉ những người buôn bán, kinh doanh mới cần giữ chữ tín.
- B. Người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.
- C. Giữ chữ tín làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.
- D. Giữ chữ tín là lối sống gây gò bó, khó chịu cho mọi người.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 423403
Chị L ở Long An, mưu sinh hằng ngày bằng nghề bán vé số. Một hôm, đã gần đến giờ xổ số mà chị vẫn còn nhiều vé. Chị liền gọi điện cho anh T làm nghề chạy xe ba gác thuê nhờ mua giúp. Trao đổi qua điện thoại, anh T mua 20 tờ vé số và nhờ chị L giữ hộ. Chiều hôm đó, khi có kết quả xổ số, anh T có những vé trúng giải đặc biệt, với tổng số tiền 6.6 tỉ đồng. Chị L đã trao tận tay anh T những tờ vé số trúng thưởng.
Trường hợp này cho thấy chị L là người như thế nào?
- A. Giả dối, không giữ chữ tín.
- B. Biết giữ chữ tín trong kinh doanh.
- C. Không có tầm nhìn xa trong kinh doanh.
- D. Thông minh, nhạy bén trong buôn bán.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 423407
Bà M mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Để tăng lợi nhuận, bà M đã nhập thực phẩm ôi thiu được ngâm tẩm hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ về bán cho khách hàng.
Trường hợp này cho thấy bà M là người như thế nào?
- A. Trung thực, biết giữ chữ tín.
- B. Nhạy bén trong kinh doanh.
- C. Không giữ chữ tín với khách hàng.
- D. Thông minh, sắp xếp công việc hiệu quả.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 423411
Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể làm gì?
- A. Đề phòng những trường hợp bất trắc xảy ra.
- B. Mua được mọi đồ dùng mà bản thân yêu thích.
- C. Cải thiện một phần đời sống vật chất và tinh thần.
- D. Tăng thu nguồn nhập hàng tháng lên gấp nhiều lần.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 423418
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?
- A. Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền.
- B. Thực hiện tiết kiệm thường xuyên, đều đặn.
- C. Mua nhiều hàng hiệu để chứng tỏ “đẳng cấp”.
- D. Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 423422
Học sinh có thể tạo ra nguồn thu nhập của cá nhân thông qua hành động nào dưới đây?
- A. Bán đồ thủ công do mình tự làm.
- B. Tiết kiệm tiền tiêu vặt bố mẹ cho.
- C. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
- D. Nói dối bố mẹ để xin tiền.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 423426
Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự tiết kiệm?
- A. Vung tay quá trán.
- B. Ném tiền qua cửa sổ.
- C. Tích tiểu thành đại.
- D. Vắt cổ chày ra nước.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 423431
Trong giờ học trên lớp, nhóm em được giao một nhiệm vụ học tập. Trong khi các bạn khác đang tích cực thảo luận, H ngồi làm việc riêng. Khi các bạn nhắc nhở, H nói rằng chỉ cần đại diện một bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ này.
Tình huống trên cho thấy bạn H thiếu đức tính nào?
- A. Trung thực.
- B. Tự giác, tích cực học tập.
- C. Đoàn kết.
- D. Cần cù lao động.