Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 353664
Tìm điều kiện xác định của bất phương trình \(x + \dfrac{{x - 1}}{{\sqrt {x + 5} }} > 2 - \sqrt {4 - x} \)
- A. \(x \in \left[ { - 5;4} \right]\)
- B. \(x \in \left( { - 5;4} \right]\)
- C. \(x \in \left[ {4; + \infty } \right)\)
- D. \(x \in \left( { - \infty ; - 5} \right)\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 353666
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \sqrt {x - m} - \sqrt {6 - 2x} \) có tập xác định là một đoạn trên trục số.
- A. m = 3
- B. m < 3
- C. m > 3
- D. \(m< \dfrac13\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 353667
Bất phương trình \(2x + \dfrac{3}{{2x - 4}} < 5 + \dfrac{3}{{2x - 4}}\) tương đương với bất phương trình nào sau đây?
- A. \(2x<3\)
- B. \(x < \dfrac{5}{2}\) hoặc \(x \ne 2\)
- C. \(x < \dfrac{3}{2}\)
- D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 353668
Cặp bất phương trình nào sau đây là tương đương?
- A. \(x-2 \le0\) và \(x^2(x-2) \le0\)
- B. \(x-2<0\) và \(x^2(x-2) >0\)
- C. \(x-2 <0\) và \(x^2(x-2) <0\)
- D. \(x-2 \ge0\) và \(x^2(x-2) \ge0\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 353672
Cho biểu thức \(f(x)=(x+5)(3-x)\).Tập hợp tất cả các giá trị của x thỏa mãn bất phương trình \(f(x) \le 0\) là tập nào dưới đây?
- A. \(x \in \left( { - \infty ;5} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)
- B. \(x \in \left( {3; + \infty } \right)\)
- C. \(x \in \left( { - 5;3} \right)\)
- D. \(x \in \left( { - \infty ;5} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 353684
Bất phương trình \(\dfrac{2-x}{2x+1}\) có tập nghiệm là tập nào dưới đây?
- A. \(S = \left( { - \dfrac{1}{2};2} \right)\)
- B. \(S = \left[ { - \dfrac{1}{2};2} \right]\)
- C. \(S = \left( { - \dfrac{1}{2};2} \right]\)
- D. \(S = \left( {\dfrac{1}{2};2} \right)\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 353698
Tập nghiệm của bất phương trình \(|x-3|>-1\) là tập nào dưới đây?
- A. \((3;+\infty )\)
- B. \((-\infty ;3)\)
- C. \((-3;3)\)
- D. R
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 353700
Tập nghiệm của bất phương trình \(|5x-4| \ge6\) có dạng \(S = \left( { - \infty ;a} \right] \cup \left[ {b; + \infty } \right)\).Tính tổng \(P=5a+b.\)
- A. 1
- B. 0
- C. 2
- D. 3
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 353701
Gọi S là tập các giá trị của m để bất phương trình \(x^{2}-2 m x+5 m-8 \leq 0\) có tập nghiệm là [a;b] sao cho \(b-a=4\) . Tổng tất cả các phần tử của S là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 5
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 353704
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để bất phương trình \(m x^{2}-2 m x-1 \geq 0\) vô nghiệm.
- A. \(m \in \varnothing . \)
- B. \(m<1\)
- C. -1
- D. \(- 1 < m \leqslant 0\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 353706
Bất phương trình \(m x^{2}-2(m+1) x+m+7<0\) vô nghiệm khi
- A. \(m \geq \frac{1}{5}\)
- B. \(m\ge \frac{1}{4}\)
- C. \(m<\frac{1}{5}\)
- D. \(m>\frac{1}{25}\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 353708
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để bất phương trình \(\frac{-x^{2}+2 x-5}{x^{2}-m x+1} \leq 0 \) nghiệm đúng với mọi \(x \in \mathbb{R}\).
- A. \(\begin{aligned} &m \in \varnothing . \end{aligned}\)
- B. \(m \in(-2 ; 2) .\)
- C. \(m \in(-\infty ;-2] \cup[2 ;+\infty)\)
- D. \(m \in[-2 ; 2] \text { . }\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 353711
Giá trị của biểu thức \( m\sin {0^0} + n\cos {0^0} + p\sin {90^0}\)
- A. \(n - p\)
- B. \(n + p\)
- C. \(m+p\)
- D. \(m-p\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 353713
Trong các khẳng định sau, tìm khẳng định sai:
- A. \( {\left( {\sin x + \cos x} \right)^2} = 1 + 2\sin x\cos x\)
- B. \( {\left( {\sin x - \cos x} \right)^2} = 1 - 2\sin x\cos x\)
- C. \( {\sin ^6}x + {\cos ^6}x = 1 - 2{\sin ^2}x{\cos ^2}x\)
- D. \( {\sin ^4}x + {\cos ^4}x = 1 - 2{\sin ^2}x{\cos ^2}x\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 353714
Tam giác đều nội tiếp đường tròn bán kính R=4cm có diện tích là
- A. \(12\sqrt 3 c{m^2}\)
- B. \(10 c{m^2}\)
- C. \(10 c{m^2}\)
- D. \(12\sqrt 2 c{m^2}\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 353716
Cho tam giác ABC có cạnh BC=a, cạnh CA=b. Tam giác ABC có diện tích lớn nhất khi góc C bằng:
- A. 450
- B. 600
- C. 900
- D. 350
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 353724
Tích vô hướng của hai vec tơ \(\overrightarrow {AB} = \left( {0; - 11} \right);\overrightarrow {AC} = \left( {1;0} \right)\) là:
- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 353726
Áp dụng tính chất giao hoán và tính chất phân phối của tích vô hướng hãy tính \( {(\vec a + \vec b)^2}\)
- A. \( {\left| {\vec a} \right|^2} - {\left| {\vec b} \right|^2} + 2\vec a.\vec b\)
- B. \( {\left| {\vec a} \right|^2} + {\left| {\vec b} \right|^2} + 2\vec a.\vec b\)
- C. \( {\left| {\vec a} \right|^2} + {\left| {\vec b} \right|^2} - 2\vec a.\vec b\)
- D. \( {\left| {\vec a} \right|^2} - {\left| {\vec b} \right|^2} - 2\vec a.\vec b\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 353727
Tam giác ABC vuông tại A và có AB=AC=a. Tính: \( \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {BC} \)
- A. \(a^2\)
- B. \(-a^2\)
- C. \(2a^2\)
- D. \(-2a^2\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 353728
Trong mặt phẳng Oxy cho bốn điểm A(−1;1),B(0;2),C(3;1) và D(0;−2). Tứ giác ABCD là hình:
- A. Hình vuông
- B. Hình thoi
- C. Hình thang
- D. Hình thang cân
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 353733
\(\text { Cho biểu thức } f(x)=(m+1) x^{2}-2(2 m+1) x+1(m \text { là tham số) }\). Tìm các giá trị m để phương trình f(x) = 0 có hai nghiệm dương phân biệt.
- A. m>0
- B. m>1
- C. m>2
- D. m>3
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 353734
Giải bất phương trình \(x^{2}-x+|3 x-2|>0\)
- A. \( \mathrm{S}=(-\infty ; 2-\sqrt{2}]\)
- B. \( \mathrm{S}=(-\infty ; 1-\sqrt{2}) \cup(-1+\sqrt{3} ;+\infty)\)
- C. \( \mathrm{S}=(1+\sqrt{3} ;+\infty)\)
- D. \( \mathrm{S}=(-\infty ; 2-\sqrt{2}) \cup(-1+\sqrt{3} ;+\infty)\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 353737
Giải bất phương trình \(\frac{x-2}{1-x}+\frac{x-3}{x+1} \geq \frac{x^{2}+4 x+15}{x^{2}-1}\)
- A. \(S=(-\infty ;-2) \cup(-1 ; 1)\)
- B. \(S=[-5 ;-2) \cup(-1 ; 1)\)
- C. \(S=(-1 ; +\infty)\)
- D. \(S=(-\infty ;5)\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 353738
Cho \(f(x)=m x^{2}-x-1\). Tìm các giá trị của tham số m để f (x) < 0 với mọi giá trị của x.
- A. \(m<-1\)
- B. \(m<-\frac{1}{4}\)
- C. \(m<-\frac{1}{2}\)
- D. \(m<-2\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 353744
Quan sát 9 con chuột chạy qua một mê hồn trận và ghi lại thời gian (tính bằng phút) của chúng trong bảng sau:
Tính số trung vị của thời gian chuột ra khỏi mê hồn trận?
- A. 1,5
- B. 2
- C. 2,5
- D. 3,1
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 353746
Cho bảng phân bố tần số sau
Gọi S là tập hợp tất cả các số n nguyên dương sao cho \(M_{O}=x_{2} \text { và } M_{O}=x_{4}\) là hai mốt của bảng phân bố tần số đã cho. Tính số phần tử của tập hợp S
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 353750
Cho bảng phân bố tần số sau
Tìm tất cả các số tự nhiên n để MO = x3 là mốt duy nhất của bảng phân bố tần số đã cho.
- A. n>2
- B. n>3
- C. n>4
- D. n>5
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 353752
Tốc độ phát triển của một loại Vi-rút trong 10 ngày với các điểu kiện khác nhau (đơn vị nghìn con) được thống kê như sau
Trong trường hợp này ta chọn số nào dưới đây làm giá trị đại diện là tốt nhất?
- A. 80 (Nghìn con).
- B. 70 (Nghìn con).
-
C.
90 (Nghìn con).
- D. 100 (Nghìn con).
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 353755
Tam giác ABC có các cạnh \( a = \sqrt 3 cm,b = \sqrt 2 cm,c = 1cm\). Đường trung tuyến ma có độ dài là:
- A. \( \frac{{\sqrt 2}}{2}cm\)
- B. \( \frac{{\sqrt 3 }}{2}cm\)
- C. \(\sqrt 3 cm\)
- D. \(\sqrt 2 cm\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 353759
Tam giác ABC vuông và cân tại A có AB=a. Đường tròn nội tiếp tam giác ABC có bán kính r bằng:
- A. \(\frac{a}{{2}}\)
- B. \(\frac{a}{{ \sqrt 2 }}\)
- C. \(\frac{a}{{2 + \sqrt 2 }}\)
- D. \(\frac{a}{{3 }}\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 353761
Tam giác đều cạnh a nội tiếp đường tròn bán kính R. Bán kính R bằng
- A. \(a\sqrt2\)
- B. \(a\sqrt 3 \)
- C. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
- D. \(\frac{{a\sqrt 2}}{3}\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 353765
Tam giác ABC có \( a = 2\sqrt 3 ,b = 2\sqrt 2 ,c = \sqrt 6 - \sqrt 2 \). Tính các góc B
- A. 430
- B. 440
- C. 460
- D. 450
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 353770
Khảo sát ‘’ tuổi thọ của mỗi bóng đèn ( đợn vị là giờ ) ‘’ ở hai lô bóng đèn ( lô A và lô B ) , có kết quả sau đây :
Ở lô A tính được : số trung bình = 1200 giờ ; độ lệch chuẩn = 272 giờ
Ở lô B tính được : số trung bình = 1200 giờ ; độ lệch chuẩn = 283 giờCâu nào trong các câu sau đây là đúng ?
- A. Bóng đèn ở lô A có tuổi thọ cao hơn.
- B. Bóng đèn ở lô B có tuổi thọ cao hơn.
- C. Tuổi thọ của các bóng đèn ở lô A đồng đều hơn .
- D. Tuổi thọ của các bóng đèn ở lô B đồng đều hơn .
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 353772
Cho dãy số liệu thống kê ( đơn vị là kg): 1,2,3,4,5
Dãy (1) có số trung bình cộng \(\bar x\)=3 kg và độ lệch chuẩn S = \(\sqrt 2 \) kg
Cộng thêm 4 kg và mỗi số liệu thống kê của dãy (1), ta được dãy số liệu của thống kê ( đã hiệu chỉnh) sau đây (kg): 5,6,7,8,9
Khi đó ta có độ lệch chuẩn dãy (2) là
- A. \(\sqrt 2 \)kg
- B. \(\sqrt 3 \) kg
- C. \(\sqrt 4 \)kg
- D. \(\sqrt 6 \) kg
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 353774
Trên con đường B, trạm kiểm soát đã ghi lại tần số vận tốc của 30 chiếc xe ô tô như sau:
76 64 58 82 72 70 68 75 63 67 74 70 79 80
73 75 71 68 72 73 79 80 63 62 71 70 74 69
60 60
Tính độ lệch chuẩn.
- A. 6,11
- B. 6,12
- C. 6,13
- D. 6,14
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 353776
Điểm thi HKI môn toán của tổ học sinh lớp 10C ( quy ước làm tròn đến 0,5 điểm) liệt kê như sau: 2; 5; 7,5; 8; 5; 7; 6,5; 9; 4,5; 10. Tính điểm trung bình của 10 học sinh đó (quy tròn đến chữ thập phân thứ nhất).
- A. 5
- B. 5,5
- C. 6
- D. 6,5
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 353781
Một vectơ pháp tuyến của đường thẳng đi qua hai điểm \(M\left( {9;2} \right);N\left( {7;4} \right) \) là:
- A. \(\overrightarrow n \left( {2;1} \right)\)
- B. \(\overrightarrow n \left( {-3;2} \right)\)
- C. \(\overrightarrow n \left( {2;2} \right)\)
- D. \(\overrightarrow n \left( {1;2} \right)\)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 353785
Một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua hai điểm \(M\left( {9;2} \right);N\left( {7;4} \right) \) là:
- A. \( \overrightarrow u \left( { - 2;3} \right)\)
- B. \( \overrightarrow u \left( { - 1;2} \right)\)
- C. \( \overrightarrow u \left( { - 2;2} \right)\)
- D. \( \overrightarrow u \left( { - 1;1} \right)\)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 353788
Viết phương trình tổng quát đường thẳng AB biết \(A\left( {3;5} \right),B\left( {0;4} \right) \)
- A. \(x - 3y + 12 = 0\)
- B. \(x - 2y + 12 = 0\)
- C. \(x - 3y +21 = 0\)
- D. \(x - 3y -17 = 0\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 353791
Viết phương trình tham số đường thẳng AB biết \(A\left( {3;5} \right),B\left( {0;4} \right) \)
- A. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 3 + 3t\\ y = t \end{array} \right.\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\)
- B. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + 3t\\ y = 5 + t \end{array} \right.\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\)
- C. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 3 + 3t\\ y = 5 + t \end{array} \right.\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\)
- D. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 3 -t\\ y = 5 + t \end{array} \right.\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\)