Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 351947
Sau khi quân Thanh bị đánh tan, ở phía Bắc thế lực nào lén lút hoạt động?
- A. Lê Chiêu Thống.
- B. Lê Duy Chỉ.
- C. Lê Duy Mật.
- D. Lê Long Đình.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 351948
Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta?
- A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh.
- B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam.
- C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh.
- D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 351950
Nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu đã nêu khẩu hiệu gì?
- A. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân”.
- B. “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.
- C. “Xóa bỏ chế độ phong kiến”.
- D. “Thực hiện quyền bình đẳng xã hội”.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 351951
Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thất bại nhưng đó đã làm cho ….............. bị lung lay”?
- A. Cơ đồ nhà Lê.
- B. Cơ đồ họ Trịnh.
- C. Cơ đồ chúa Nguyễn.
- D. Cơ đồ vua Lê, chúa Trịnh.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 351952
Ý nào không phải nguyên nhân đầu thế kỉ XVI nhà Lê bắt đầu suy thoái?
- A. Vua quan ăn chơi sa đọa.
- B. Nội bộ giai cấp thống trị giành quyền lực.
- C. Quan lại địa phương hà hiếp, vơ vét của dân.
- D. Nhà Lê thực hiện quá nhiều các cuộc chiến tranh ra bên ngoài.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 351953
Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa?
- A. Sầm Nghi Đống.
- B. Hứa Thế Hanh.
- C. Tôn Sĩ Nghị.
- D. Càn Long.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 351954
Vì sao sau khi Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu?
- A. Vua mới còn nhỏ tuổi.
- B. Vua mới không đủ năng lực và uy tín.
- C. Vua mới không đủ năng lực, uy tín và nội bộ triều đình mâu thuẫn.
- D. Nội bộ triều đình tranh giành quyền lực lẫn nhau.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 351956
Từ thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào được giới cầm quyền đề cao?
- A. Đạo giáo.
- B. Phật giáo.
- C. Ki-tô giáo.
- D. Nho giáo.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 351957
Truyện Nôm vào thế kỉ XVI – XVII thường mang nội dung gì?
- A. Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát.
- B. Phản ánh bất công và tội ác xã hội phong kiến.
- C. Vạch trần quan lại tham nhũng.
- D. Đã kích vua quan lại phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 351958
Nguyên nhân hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm nhiều ruộng đất ở Đàng Trong?
- A. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- B. Chúa Nguyễn có chính sách di dân khẩn hoang.
- C. Khuyến khích dân lưu vong trở về làm ăn.
- D. Thủ công nghiệp phát triển.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 351960
Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?
- A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.
- B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.
- C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
- D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 351961
Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?
- A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.
- B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.
- C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.
- D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 351962
Vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta?
- A. Lợi dụng lúc nước ta bị chia cắt thành hai Đàng, mâu thuẫn nội bộ gay gắt.
- B. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam của nhà Thanh nhân cơ hội Lê Chiêu Thống hèn mạc cầu cứu nhà Thanh nhằm khôi phục lại quyền lợi của mình.
- C. Bảo vệ chính quyền họ Lê.
- D. Thể hiện sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đại Việt.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 351966
Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là gì?
- A. Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
- B. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm và bắt sống được Nguyễn Ánh.
- C. Buộc Xiêm phải thần phục nhà Tây Sơn.
- D. Khẳng định vị trí của nhà Tây Sơn đối với các nước trong khu vực.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 351967
Tại sao nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị suy tàn dần?
- A. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
- B. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa.
- C. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp.
- D. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 351968
Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích gì?
- A. Nghiên cứu và viết lịch sử.
- B. Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập.
- C. Soạn thảo văn bản cho triều đình.
- D. Quản lý việc học tập của con em quan lại.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 351970
Thời Lê Sơ đầu thế kỉ XVI diễn ra những mâu thuẫn gay gắt nào?
- A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
- B. Mâu thuẫn giữa địa chủ với nhà vua.
- C. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.
- D. Mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 352026
Những việc làm nào của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
- A. Thành lập các vương quốc mới
- B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.
- C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma
- D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 352028
Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
- A. Chủ nô Rô-ma
- B. Quí tộc Rô-ma
- C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.
- D. Nông dân công xã
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 352030
Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?
- A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.
- B. Nông dân
- C. Nô lệ
- D. Nô lệ và nông dân
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 352032
Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất?
- A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.
- B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.
- C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.
- D. Thành thị là nơi buôn bán.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 352033
Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?
- A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.
- B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- C. Chủ nô và nô lệ.
- D. Địa chủ và nông dân.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 352035
Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?
- A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
- B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.
- C. Sản xuất bị đình đốn.
- D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 352037
Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế là ai?
- A. Ngô Quyền
- B. Lê Hoàn
- C. Đinh Bộ Lĩnh
- D. Ngô Xương Văn
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 352038
Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm bao nhiêu lộ?
- A. 8 lộ.
- B. 10 lộ.
- C. 12 lộ.
- D. 24 lộ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 352039
Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống?
- A. thành Ung Châu, Châu Khâm
- B. thành Châu Khâm, Châu Liêm
- C. thành Ung Châu
- D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 352040
Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai?
- A. Năm 1075 thờ Chu Văn An.
- B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.
- C. Năm 1070 thờ Khổng Tử.
- D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 352041
Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?
- A. 1008
- B. 1009
- C. 1005
- D. 1010
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 352043
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là............................(nghĩa là............................)
- A. Lan-xang/ Triệu voi.
- B. Xiêm/ Sukhothay.
- C. Ăng-co/ Cam-pu-chia.
- D. Pa-gan/ Myanmar.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 352052
Vì sao các Chúa lại ra sức ngăn cấm việc truyền đạo Thiên Chúa?
- A. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa.
- B. Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo sẽ do thám nước ta.
- C. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
- D. Vì đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 352053
Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất?
- A. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.
- B. Mâu thuẫn giữa quan lại địa phương với nhân dân.
- C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
- D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 352054
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
- B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
- C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
- D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 352055
Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?
- A. Nguyễn Trãi
- B. Lê Thánh Tông
- C. Ngô Sĩ Liên
- D. Lương Thế Vinh
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 352056
Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?
- A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.
- B. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.
- C. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
- D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 352058
Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân bùng bổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?
- A. Triều đình nhà Lê suy yếu, rối loại. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
- B. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực.
- C. Các phe trong triều tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái.
- D. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 352061
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì?
- A. khởi nghĩa Trần Tuân.
- B. khởi nghĩa Lê Hy.
- C. khởi nghĩa Phùng Chương.
- D. khởi nghĩa Trần Cảo.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 352062
Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai?
- A. Alexandre de Rhôdes.
- B. Chúa Nguyễn.
- C. Chúa Trịnh.
- D. Vua Lê.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 352063
Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
- B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
- C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
- D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 352064
Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?
- A. Thi Hội
- B. Thi Hương
- C. Thi Đình
- D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 352066
Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan ra sao?
- A. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
- B. Bỏ vũ khí ra hàng.
- C. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.
- D. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.