Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 451147
Chí công vô tư được hiểu là gì?
- A. một nét đẹp ngoại hình của con người.
- B. một phẩm chất đạo đức của con người.
- C. sống vô tư, lạc quan trước hoàn cảnh.
- D. làm chủ bản thân trong lao động, sinh hoạt.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 451151
Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người như thế nào?
- A. mọi người nghe và làm theo.
- B. mọi người tin cậy và kính trọng
- C. mọi người yêu mến, tôn sùng.
- D. mọi người ủng hộ trong mọi việc.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 451154
Theo em, việc làm nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?
- A. Làm việc vì lợi ích riêng.
- B. Chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình.
- C. Giải quyết công việc công bằng.
- D. Dùng tiền bạc của nhà nước cho việc gia đình.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 451157
Ý kiến “Phải để việc công việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” thể hiện phẩm chất nào dưới đây?
- A. Tự chủ.
- B. Chí công vô tư.
- C. Dân chủ.
- D. Tình yêu hòa bình.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 451162
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở đâu?
- A. công bằng.
- B. thực dụng.
- C. vụ lợi.
- D. thiên vị.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 451166
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị và luôn giải quyết công việc theo:
- A. lẽ phải.
- B. niềm tin.
- C. sở thích.
- D. lợi ích.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 451170
Nội dung câu ca dao dưới đây nói đến phẩm chất đạo đức nào?
“Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm”
- A. Năng động sáng tạo.
- B. Dân chủ, đoàn kết.
- C. Bảo vệ hòa bình.
- D. Chí công vô tư.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 451173
Theo em, hành vi nào dưới đây là biểu hiện không chí công vô tư?
- A. Đề cử bạn học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng.
- B. Làm trực nhật thay bạn vì bạn ốm phải nghỉ học.
- C. Phê bình, kiểm điểm nhân viên khi mắc lỗi dù đó là em ruột.
- D. Đề bạt con trai lên chức trưởng phòng dù chưa có nhiều đóng góp cho công ty.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 451177
Em đồng ý với hành vi nào dưới đây?
- A. Hoa biết ông Ba làm việc sai trái nhưng không tố giác vì ông Ba là ân nhân của gia đình Hoa.
- B. Nam thấy ý kiến của Hùng là đúng nhưng không dám bênh vực vì đa số các bạn trong lớp không bằng lòng với Hùng.
- C. Các bạn trong lớp không bình chọn cho lớp trưởng Trang đi dự Hội nghị cháu ngoan Bác Hồ vì Trang hay phê bình khi các bạn mắc khuyết điểm.
- D. Lan đồng ý bầu Tuấn làm lớp trưởng vì bạn học giỏi và có uy tín dù Lan không chơi thân với Tuấn.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 451181
Theo em, nhận định nào dưới đây đúng khi nói về chí công vô tư?
- A. Chỉ những người có chức quyền mới cần chí công vô tư.
- B. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người.
- C. Sống chí công vô tư chỉ thiệt thòi cho bản thân và gia đình.
- D. Cán bộ, công chức được phép nhận quả biếu từ nhân viên cấp dưới.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 451185
Người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh là người có đức tính nào?
- A. tự lập.
- B. tự tin.
- C. tự chủ.
- D. tự ti.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 451188
Theo em, biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ?
- A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.
- B. Sống đơn độc, khép kín.
- C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối.
- D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 451192
Đâu là ý nghĩa của lối sống tự chủ?
- A. Khiến con người dao động trước những khó khăn thử thách.
- B. Giúp con người biết sống đúng đắn và cư xử có văn hóa.
- C. Giúp con người vượt qua nghịch cảnh mà không cần suy nghĩ.
- D. Chỉ giúp con người làm chủ được hành vi trong một số hoàn cảnh.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 451194
Người có lối sống tự chủ là người như thế nào?
- A. làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình.
- B. hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.
- C. không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- D. không nghe ý kiến nhận xét, góp ý của người khác.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 451195
Đâu là hành vi thể hiện tính tự chủ?
- A. Im lặng trong mọi hoàn cảnh.
- B. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.
- C. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông.
- D. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 451196
Người tự chủ là được hiểu người như thế nào?
- A. làm việc gì cũng đúng.
- B. luôn hành động theo ý mình.
- C. luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề.
- D. biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 451197
Đâu là biểu hiện của người không có tính tự chủ?
- A. Biết kiềm chế cảm xúc của mình trước những tình huống bất ngờ.
- B. Không lỡ từ chối khi bị bạn bè rủ rê quá nhiệt tình.
- C. Bình tĩnh giải quyết khi gặp xích mích với những người xung quanh.
- D. Không nóng nảy vội vàng khi quyết định một việc gì đó.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 451198
Câu ca dao dưới đây nói về phẩm chất đạo đức nào?
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
- A. Nhân nghĩa.
- B. Tự tin.
- C. Tự chủ.
- D. Chí công vô tư.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 451199
Biểu hiện nào là biểu hiện của người không có tính tự chủ?
- A. Biết kiềm chế cảm xúc của bản thân.
- B. Nao núng, hoang mang khi khó khăn.
- C. Bình tĩnh, chủ động khi gặp chuyện.
- D. Không bị dao động trước các áp lực.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 451200
Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?
- A. Cả giận mất khôn.
- B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
- C. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo.
- D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 451201
Mọi người đều được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là gì?
- A. tự chủ.
- B. dân chủ.
- C. quản lí.
- D. tự quản.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 451202
Việc thực hiện dân chủ phải gắn liền với việc đảm bảo tính nào sau đây?
- A. tự giác.
- B. kỉ luật.
- C. tự chủ.
- D. tự quản.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 451203
Việc tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội để tạo sự thống nhất trong hành động thì được gọi là tuân thủ gì?
- A. pháp luật.
- B. kỉ luật.
- C. dân chủ.
- D. quy ước.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 451204
Tác dụng của việc thực hiện tốt kỉ luật là gì?
- A. phát huy được sự đóng góp của mọi người cho tập thể.
- B. tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả công việc.
- C. xây dựng xã hội giàu đẹp.
- D. không có tác dụng gì vì mọi người rất tự giác làm việc.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 451205
Theo em, việc làm nào dưới đây vi phạm kỉ luật?
- A. Không làm bài tập về nhà.
- B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp.
- C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài.
- D. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 451206
Thực hiện tốt dân chủ sẽ như thế nào?
- A. tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
- B. làm việc theo ý muốn của mình.
- C. xây dựng được tình bạn đẹp.
- D. đem lại cuộc sống ấm no.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 451207
Đối với mỗi cá nhân, chúng ta cần thực hiện kỉ luật như thế nào?
- A. bắt buộc.
- B. cưỡng chế.
- C. ép buộc.
- D. tự giác.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 451208
Theo em, hành vi nào dưới đây thể hiện chưa đúng quyền dân chủ?
- A. Tham gia các hoạt động tập thể.
- B. Tự ý quyết định việc đóng góp cho tất cả mọi người.
- C. Đóng góp ý kiến về xây dựng bộ máy nhà nước.
- D. Tham gia giám sát hoạt động của tổ chức mình tham gia.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 451209
Theo em, câu tục ngữ nào sau đây nói về tính kỉ luật?
- A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- B. Uống nước nhớ nguồn.
- C. Tiên học lễ, hậu học văn.
- D. Nước có vua, chùa có bụt.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 451210
Nhận định nào sau đây là đúng nhất khi nói về tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật?
- A. Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.
- B. Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- C. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển nhân cách, cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự phát triển xã hội.
- D. Ngăn chặn sự phát triển tự do của cá nhân trong tập thể.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 451211
Hòa bình được hiểu là gì?
- A. tranh chấp lãnh thổ của nhau.
- B. sự bất hợp tác giữa các dân tộc.
- C. không tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của nhau.
- D. tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 451212
Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của những ai dưới đây?
- A. những nước lớn.
- B. những nước có tiềm năng quân sự.
- C. tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
- D. những nước đang xảy ra chiến tranh.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 451213
Hành động nào sao đây là biểu hiện của lòng yêu chuộng hòa bình?
- A. giải quyết các mâu thuẫn bằng lực lượng vũ trang.
- B. kêu gọi đoàn kết, chống chiến tranh.
- C. tham gia các cuộc xung đột giữa các dân tộc.
- D. gây bè phái, chia rẽ tôn giáo.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 451214
"Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang, thể hiện mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc giữa con người với con người". Đây là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
- A. Hợp tác.
- B. Hòa bình.
- C. Dân chủ.
- D. Hữu nghị.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 451215
Hành động bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh được thể hiện khi nào?
- A. chỉ khi có chiến tranh.
- B. chỉ khi có xung đột vũ trang.
- C. khi có mâu thuẫn xảy ra.
- D. mọi nơi, mọi lúc.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 451216
Hiện nay, xu thế chung của thế giới là gì?
- A. chiến tranh lạnh.
- B. chống khủng bố.
- C. ổn định và hợp tác.
- D. đối đầu xung đột.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 451217
Theo em, hành động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
- A. Sống khép mình mới tránh được xung đột.
- B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.
- C. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
- D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 451218
Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về hòa bình?
- A. Chiến tranh là thảm họa của loài người.
- B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.
- C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
- D. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 451219
Theo em, hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
- A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
- B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
- C. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
- D. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 451220
"Anh S cho rằng muốn bảo vệ hòa bình thì cần đầu tư thật nhiều ngân sách quốc gia cho vũ khí quân". Anh S đã hiểu như nào về bảo vệ hòa binhf?
- A. có quan điểm đúng về hòa bình.
- B. đưa ra ý kiến hay về bảo vệ hòa bình.
- C. hiểu đúng về bảo vệ hòa bình.
- D. hiểu sai biện pháp bảo vệ hòa bình.