Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 453624
Trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh?
- A. 10 tỉnh
- B. 15 tỉnh
- C. 20 tỉnh
- D. 25 tỉnh
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 453628
Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung gì?
- A. Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình
- B. Chịu tác động rất lớn của biển
- C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ
- D. Chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 453636
Tài nguyên nào là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp?
- A. Đất trồng
- B. Khí hậu
- C. Nguồn nước
- D. Sinh vật
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 453639
Nhân tố tự nhiên nào đóng vai trò quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp?
- A. Đất trồng
- B. Khí hậu
- C. Nguồn nước
- D. Sinh vật
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 453643
Hai nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?
- A. Đất phù sa, đất feralit
- B. Đất mặn, đất mùn núi cao
- C. Đất badan, đất cát ven biển
- D. Đất mùn thô, đất xám phù sa cổ
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 453645
Tài nguyên đất của nước ta có đặc điểm gì?
- A. Đất phù sa và đất feralit chiếm diện tích lớn nhất
- B. Đất cát ven biển và đất mặn chiếm diện tích lớn nhất
- C. Đất phù sa và đất feralit chiếm diện tích nhỏ nhất
- D. Đất cát ven biển và đất mặn chiếm diện tích nhỏ nhất
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 453650
Ở nước ta đất feralit thích hợp nhất để trồng loại cây nào?
- A. Cây công nghiệp lâu năm
- B. Cây rau đậu
- C. Hoa màu
- D. Cây lương thực
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 453653
Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động ra sao đến nền kinh tế nước ta?
- A. Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng
- B. Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động
- C. Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát
- D. Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 453654
Công cuộc Đổi mới của nước ta diễn ra vào năm bao nhiêu?
- A. 1976
- B. 1954
- C. 1986
- D. 2000
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 453656
Đâu không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?
- A. Chuyển dịch cơ cấu ngành
- B. Chuyển dịch cơ cấu thành phần
- C. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ
- D. Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 453658
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta biểu hiện chủ yếu ở điểm nào?
- A. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo tuổi
- B. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế, theo tuổi và theo lãnh thổ
- C. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ
- D. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo tuổi và theo lãnh thổ
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 453659
Đâu là nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta?
- A. Hiện đại hóa kinh tế
- B. Đa dạng hóa sản phẩm
- C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- D. Mở rộng hợp tác quốc tế
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 453665
Ở nước ta đất phù sa thích hợp nhất để trồng loại cây nào?
- A. Cây công nghiệp lâu năm
- B. Cây ăn quả
- C. Cây lúa nước
- D. Cây công nghiệp hàng năm
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 453668
Đâu không phải đặc điểm của công cuộc Đổi mới ở nước ta?
- A. Được triển khai từ năm 1986
- B. Được đặc trưng bằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- C. Đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
- D. Đưa nền kinh tế nước ta vươn lên, đứng đầu khu vực Đông Nam Á
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 453673
Đâu là thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta?
- A. Tiếp thu khoa học nhanh
- B. Có phẩm chất cần cù
- C. Dồi dào, tăng nhanh
- D. Nhiều kinh nghiệm sản xuất
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 453676
Thế mạnh nổi bật về chất lượng lao động nước ta là gì?
- A. Đông
- B. Tăng nhanh
- C. Thể lực tốt
- D. Có nhiều kinh nghiệm
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 453678
Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong ngành nào sau đây?
- A. Khai thác khoáng sản
- B. Thủ công nghiệp
- C. Cơ khí – điện tử
- D. Chế biến thực phẩm
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 453681
Lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành nào sau đây?
- A. Thủ công nghiệp
- B. Cơ khí – điện tử
- C. Trồng lúa nước
- D. Ngư nghiệp
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 453682
Lao động nước ta có trở ngại lớn về yếu tố nào?
- A. Tính sáng tạo
- B. Kinh nghiệm sản xuất
- C. Khả năng thích ứng với thị trường
- D. Thể lực và trình độ chuyên môn
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 453684
Đâu không phải hạn chế của nguồn lao động nước ta?
- A. Thể lực
- B. Trình độ chuyên môn
- C. Khả năng thích ứng với thị trường
- D. Dồi dào và tăng nhanh
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 453686
Vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta?
- A. Bắc Trung Bộ
- B. Đồng bằng sông Hồng
- C. Đông Nam Bộ
- D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 453688
Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực nào sau đây?
- A. Đồng bằng, ven biển
- B. Miền núi
- C. Vùng biên giới
- D. Cao nguyên
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 453693
Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở khu vực nào?
- A. Đồng bằng
- B. Ven biển
- C. Miền núi
- D. Thành phố lớn
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 453698
Mật độ dân số của khu vực miền núi khoảng bao nhiêu?
- A. Trên 1000 người/km2
- B. 500 người/km2
- C. 100 – 1000 người/km2
- D. 100 người/km2
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 453700
Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở khu vực nào?
- A. Ngoại thành
- B. Ven biển
- C. Nông thôn
- D. Thành thị
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 453705
Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm ra sao?
- A. Thấp hơn tỉ lệ dân thành thị
- B. Bằng tỉ lệ dân thành thị
- C. Cao hơn tỉ lệ dân thành thị
- D. Bằng một nửa tỉ lệ dân thành thị
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 453710
Vào cuối những năm 50 của Thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng nào sau đây?
- A. Đô thị hóa tự phát
- B. Bùng nổ dân số
- C. Ô nhiễm môi trường
- D. Công nghiệp hóa
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 453715
Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào khoảng thời gian nào?
- A. Bắt đầu từ cuối những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX
- B. Bắt đầu từ đầu những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX
- C. Bắt đầu từ đầu những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX
- D. Bắt đầu từ cuối những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 453719
Việt Nam là nước có quy mô dân số như thế nào so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới?
- A. Dân số đông
- B. Dân số ít
- C. Dân số trẻ
- D. Dân số già
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 453723
Hiện nay, dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?
- A. 13
- B. 15
- C. 14
- D. 10
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 453726
Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
- A. Dịch bệnh lây lan
- B. Đô thị hóa tự phát
- C. Chiến tranh kéo dài
- D. Phân bố dân cư hợp lí
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 453731
Chiến tranh kéo dài làm cho tỉ số giới tính nước ta thay đổi ra sao?
- A. Không thay đổi
- B. Nam nhiều hơn nữ
- C. Tăng lên
- D. Mất cân đối
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 453735
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc nào?
- A. Kinh
- B. Tày
- C. Thái
- D. Chăm
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 453736
Dân tộc Kinh chiếm bao nhiêu % trong tổng dân số của nước ta?
- A. 86%
- B. 76%
- C. 90%
- D. 85%
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 453744
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở khu vực nào?
- A. Vùng miền núi và đồng bằng ven biển
- B. Vùng đồng bằng, trung du và ven biển
- C. Vùng miền núi và trung du
- D. Vùng đồng bằng
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 453748
Đặc điểm nào không phải của người Kinh?
- A. Là lực lượng sản xuất đông đảo trong các ngành kinh tế
- B. Là dân tộc có số dân đông nhất nước ta
- C. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước
- D. Là dân tộc cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 453750
Vùng đồng bằng, trung du và ven biển có dân tộc nào sau đây sinh sống nhiều nhất?
- A. Dân tộc Thái
- B. Dân tộc Tày
- C. Dân tộc Chăm
- D. Dân tộc Kinh
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 453754
Người Tày, Nùng, Thái, Mường phân bố ở khu vực nào sau đây?
- A. Vùng núi thấp
- B. Sườn núi 700 – 1000m
- C. Vùng núi cao
- D. Vùng đồng bằng, bán bình nguyên
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 453755
Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có bao nhiêu dân tộc sinh sống?
- A. 35
- B. 30
- C. 40
- D. 25
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 453757
Dân tộc Chăm và Khơ-me cư trú chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- B. Đồng bằng sông Hồng
- C. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên
- D. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ