Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 46039
A, B là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong một nhóm và có tổng số hiệu nguyên tử bằng 32( ZA < ZB). Số hiệu nguyên tử của A, B lần lượt là:
- A. 14 ; 18
- B. 7 ; 15
- C. 12; 20
- D. 15 ; 17
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 46040
Nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học tương tự ?
- A. 20Ca
- B. 10Ne
- C. 12Mg
- D. 17Cl
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 46041
Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:
- A. Số hiệu nguyên tử
- B. Số khối
- C. Số nơtron
- D. Số electron hóa trị
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 46042
Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IIA. R có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là:
- A. 2s2
- B. 3s2
- C. 3p2
- D. 2p1
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 46043
Tìm câu đúng:
- A. Kim loại yếu nhất là Franxi (Fr)
- B. Kim loại mạnh nhất là Liti (Li)
- C. Phi kim mạnh nhất là Flo (F)
- D. Phi kim mạnh nhất là Iot ( I )
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 46044
Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np3, khi tham gia phản ứng hóa học tạo ra ion có điện tích:
- A. 2+
- B. 5+
- C. 3-
- D. 3+
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 46045
Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều giảm dần tính kim loại của chúng là:
- A. F > Cl > S > Si
- B. F > Cl > Si > S
- C. Si >S >F >Cl
- D. Si > S > Cl > F
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 46046
Ion X2- có cấu hình 1s2 2s2 2p6. X là :
- A. kim loại ở chu kì 2
- B. Phi kim có 6 electron lớp ngoài cùng
- C. Chu kỳ 6 nhóm VIIIA
- D. Kim loại nhóm IIA
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 46047
Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiều tăng dấn tính bazơ của các hydroxit là:
- A. Be(OH)2 < Mg(OH)2< NaOH < KOH
- B. Be(OH)2 > Mg(OH)2> KOH > NaOH
- C. KOH< NaOH< Mg(OH)2< Be(OH)2
- D. Mg(OH)2 < Be(OH)2 < NaOH <KOH
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 46048
Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
- A. số electron lớp ngoài cùng
- B. Tính kim loại, tính phi kim
- C. Số lớp electron
- D. Hóa trị cao nhất với oxi
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 46049
Oxit cao nhất của R có dạng R2O5 . Trong hợp chất khí với hidro của R, R chiếm 91.18 % về khối lượng, R là:
- A. 122Sb
- B. 12C
- C. 14N
- D. 31P
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 46050
Cation R+ có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p6 . Vậy R thuộc :
- A. Chu kì 2 nhóm VIA.
- B. chu kì 3 nhóm VIA
- C. Chu kì 4 nhóm IA.
- D. chu kì 4 nhóm VIA
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 46051
Nguyên tử X có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2. Ion tạo ra từ nguyên tử X có cấu hình electron nào sau đây?
- A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10
- B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 4s2
- C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
- D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s1
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 46052
Cho 10g hỗn hợp hai kim loại kiềm tan hoàn tòan vào 100ml H2O (d=1g/ml) thu được dung dịch A và 2.24 lít khí (đkc). Khối lượng dung dịch A là :
- A. 11.7 g
- B. 109.8 g
- C. 9.8 g
- D. 110 g
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 46053
Các nguyên tử là : 6X ; 7Y ; 20M ; 19Q. Nhận xét nào đúng ?
- A. Q thuộc chu kỳ 3
- B. Cả 4 nguyên tố thuộc chu kỳ 1
- C. Y, M thuộc chu kì 3
- D. M, Q thuộc chu kì 4
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 46094
Những nhận định nào không đúng?
1. Trong nguyên tử, số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
2. Tổng số proton và số electron trong nguyên tử bằng số khối.
3. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
4. Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng điện tích hạt nhân.
- A. 1,2,3.
- B. 1,2,4.
- C. 1,3,4.
- D. 2,3,4.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 46095
Nguyên tử có đường kính lớn gấp 10 000 lần đường kính hạt nhân. Nếu phóng đại đường kính hạt nhân lên 10 cm thì đường kính nguyên tử là
- A. 1000m.
- B. 1km
- C. 10.104 cm
- D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 46096
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: \({}_{13}^{26}X\) , \({}_{26}^{55}Y\), \({}_{12}^{26}Z\)?
- A. X và Y có cùng số nơtron
- B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.
- C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
- D. X và Z có cùng số khối.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 46097
Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị là \({}_7^{14}{\rm{N}}\) (99,63%) và \({}_7^{15}{\rm{N}}\) (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là
- A. 14,7
- B. 14,0
- C. 14,4
- D. 13,7
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 46098
Oxi có 3 đồng vị \({}_8^{16}O\), \({}_8^{17}O\), \({}_8^{18}O\) số kiếu phân tử O2 có thể tạo thành là:
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 46099
Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là
- A. \({}_8^{16}{\rm{X}}\)
- B. \({}_9^{19}{\rm{X}}\)
- C. \({}_9^{10}{\rm{X}}\)
- D. \({}_9^{18}{\rm{X}}\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 46100
Cho một dung dịch chứa 8,19g muối NaX tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 20,09 g kết tủa. Tên gọi của nguyên tố X:
- A. Brom
- B. clo
- C. flo
- D. iot
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 46101
Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là:
- A. 3
- B. 15
- C. 14
- D. 13
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 46102
Phát biểu nào sau đây là đúng.
- A. Những e có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một phân lớp.
- B. Lớp thứ n có n phân lớp ( n\( \le 4)\)
- C. Những e có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp.
- D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 46103
Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron bán bão hoà?
- A. s1, p3, d7, f12.
- B. s1, p3, d5, f7.
- C. s2, p6, d10, f14.
- D. s2, p5, d10, f14.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 46104
Nguyên tố X(Z= 12) và Y(Z = 2). Y và X là
- A. X có 2 eletron lớp ngoài cùng; là kim loại.
- B. Y có 2 eletron lớp ngoài cùng; là khí hiếm.
- C. Y có 2 eletron lớp ngoài cùng; là kim loại
- D. A và B đều đúng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 46105
Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là:
- A. 2, 8, 18, 32
- B. 2, 6, 10, 14
- C. 2, 4, 6, 8
- D. 2, 6, 8, 14
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 46106
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số e trên phân lớp p là 10. Vậy số hiệu nguyên tử của A là:
- A. 10
- B. 12
- C. 14
- D. 16
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 46107
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Nguyên tử nhẹ nhất là hidro.
- B. Khối lượng nguyên tử hidro xấp xỉ bằng khối lượng của hạt proton và nơtron.
- C. Các hạt cơ bản có khối lượng xấp xỉ bằng nhau.
- D. Điện tích của hạt electron và hạt proton là điện tích nhỏ nhất được biết đến trong tự nhiên.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 46108
Trong nguyên tử, lớp electron có mức năng lượng thấp nhất là
- A. P
- B. K
- C. L
- D. M
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 46109
Số electron tối đa trong lớp N là
- A. 2
- B. 8
- C. 18
- D. 32
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 46110
Agon có ba đồng vị có số khối lần lượt là 36, 38 và A. Thành phần phần tram số nguyên tử của các đồng vị tương ứng bằng: 0,34% ; 0,06% ; 99,60%. Nguyên tử khối trung bình của agon là 39,98. Giá trị của A là
- A. 40
- B. 37
- C. 35
- D. 41
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 46111
Các phân lớp electron có trong lớp M là
- A. 2s, 2p.
- B. 3s, 3p, 3d.
- C. 4s, 4p, 4d, 4f.
- D. 1s.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 46112
Nguyên tử của nguyên tố Y có 8 electron. Nếu Y nhận thêm electron để lớp ngoài cùng bão hòa thì điện tích ion thu được là
- A. 1-.
- B. 2-.
- C. 3-
- D. 4-
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 46113
A và B là hai đồng vị của nguyên tố X. Tổng số hạt trong A và B là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số hiệu nguyên tử X là
- A. 8
- B. 10
- C. 16
- D. 32
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 46114
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nowtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Số electron hóa trị của X là
- A. 2
- B. 8
- C. 7
- D. 5
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 46115
Ion M¯ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số proton trong hạt nhân của nguyên tử M là
- A. 19.
- B. 18
- C. 17
- D. 16
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 46116
Ion X+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6. Số khói của ion này là 87. Số hạt nowtron trong nguyên tử X là
- A. 48
- B. 49
- C. 50
- D. 51
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 46117
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron p là 7. Kết luận nào sau đây về X là không đúng?
- A. X là kim loại.
- B. X là nguyên tố d.
- C. Trong nguyên tử X có 3 lớp electron.
- D. Trong nguyên tử X có 6 electron s.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 46118
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4