YOMEDIA
NONE

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Ngữ văn 9

Qua bài học các em thấy được điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam, qua đó chúng ta nhanh chóng phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để đưa đất nước sớm đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt.
  • Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần phải khắc phục: thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Để đưa đất nước đi lên chúng ta cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.

1.2. Nghệ thuật

  • Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống dân tộc.

  • Cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu.

  • Sử dụng cách nói sinh động, cụ thể, lại ý vị sâu sắc mà vẫn ngắn gọn của tục ngữ, thành 

2. Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Câu 1: Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy?

  • Bài viết của Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong dịp mở đầu thế kỷ mới đã nêu ra một cách chính xác và kịp thời những vấn đề thiết thực đối với con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, lực lượng quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng đất nước trong thế kỷ mới.
  • Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  • Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức

Câu 2. Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.

  • Bài viết nêu ra ba ý lớn, mỗi ý lại được cụ thể hoá bằng một hệ thống luận cứ, dẫn chứng khá sinh động:
  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
  • Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
  • Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.

Câu 3. Trong bài này tác giả cho rằng: "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất". Điều đó đúng không vì sao?

  •  Trong hành trang vào thế kỷ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất, bởi vì:

    • Con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.

    • Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, con người lại càng có vai trò nổi bật.

Câu 4. Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?

  • Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản, kiến thức thực hành.
  • Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.
  • Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau nhưng đồng thời lại cũng thường đố kị nhau trong công việc.
  • Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, quen bao cấp, rất sùng ngoại nhưng có khi lại bài ngoại đến mức cực đoan, khôn vặt, ít giữ chữ "tín".

Câu 5. Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Những nhận xét của tác giả có gì giống và điểm nào khác với những điều mà em đã được học trong các sách vở nói trên? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?

  • Trong các phương tiện thông tin đại chúng, khi nói đến phẩm chất của người Việt Nam, người ta chỉ đề cập đến cái tốt, đến yếu tố tích cực, đáng biểu dương, học tập. Cách ca ngợi một chiều như vậy không phải không có yếu tố tích cực. Nếu lặp lại mãi sẽ khiến chúng ta không thể đánh giá đúng về năng lực và phẩm chất của mình, dẫn đến thái độ ngộ nhận, tự thỏa mãn, không chịu học hỏi người khác.
  • Bài viết này đã mang đến cho bạn đọc cảm giác rất bất ngờ. Tác giả không ca ngợi một chiều, cũng không chỉ toàn phê phán một cách cực đoan mà nhìn nhận song song, đối chiếu và đánh giá những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của người Việt Nam trong quan hệ với công việc, trong yêu cầu của sự phát triển xã hội. Đó là sự đánh giá rất khách quan và khoa học, xuất phát từ thiện chí của tác giả muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cách đúng đắn, chân thực, ý thức được những mặt tốt cũng như mặt chưa tốt của mình để phát huy hoặc sửa đổi.

Để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn các em tham khảo thêm bài giảng Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

3. Một số bài văn mẫu về bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Phó Thủ tướng Vũ Khoan rất quan tâm đến thế hệ trẻ Việt Nam vì ông hiểu rõ rằng chính thế hệ này quyết định tương lai của đất nước. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì muốn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, con người cần phải có một khả năng tương đối toàn diện. Sau những nghiên cứu và khảo sát nghiêm túc, kĩ càng về con người Việt Nam, Phó Thủ tướng đã thẳng thắn và chân thành nhận xét trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” đăng trong tạp chí Tia sáng số Xuân 2001. Để nắm vững bài học cũng như dễ dàng viết hoàn thành bài làm văn liên quan đến tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

  • Nêu phép phân tích và tổng hợp trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

    trình bày phép phân tích và tổng hợp được sử dụng trong văn bản chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới?

  • Hành trang được Vũ Khoan dùng trong bài có ý nghĩa gì

    Câu 1 : '' Hành trang'' nghĩa là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa, vâỵ từ '' hành trang '' được Vũ Khoan dùng trong '' Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới '' có nghĩa như vậy không ? Vì sao ?

    Câu 2 : Chỉ ra nét hay của câu '' Vả, khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? . Ghi lại câu được học trong chương trình văn 9 cũng thể hiện sự đóng góp, cống hiến thầm lặng của nhà thơ .

  • Nêu những hạn chế của người Việt trong đoạn Đấy là những lỗ hổng...

    Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới , tác giả có nêu những hạn chế của người viết : '' Đấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học ''thời thượng'', nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay , học vẹt nặng nề. ''

    a. Trong câu văn trên tác giả đã nêu lên những hạn chế gì của người Việt ? Những hạn chế ấy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất nước ?

    b. Em hiểu thế nào là ''học chay , học vẹt''. Viết đoạn văn tổng phân hợp trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.

  • Nghị luận về Trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới...

    Đề bài: Trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (Ngữ văn 9, tập hai), tác giả Vũ Khoan đã nói về một trong những điểm yếu của thế hệ trẻ Việt Nam. Đó là: “Những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng ”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.



  • Hướng dẫn soạn Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

    Hướng dẫn soạn bài : " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" - Vũ Khoan

  • Phân tích bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

    Phân tích bài " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của Phó Thủ tướng Vũ Khoan

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF