YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng - Ngữ văn 6

Qua soạn bài Ếch ngồi đáy giếng giúp các em thấy được nội dung, ý nghĩa truyện cổ tích Ếch ngồi đáy giếng muốn truyền tải. Đồng thời, bài soạn giúp các em giải quyết các bài tập 1 và 2 trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận lợi và dễ dàng hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng trên lớp hiệu quả.

 

1. Tóm tắt nội dung bài 

1.1. Nội dung

  • Phê phán cách nhìn thế giới hạn hẹp của Ếch vì huênh hoang, kiêu ngạo nên có kết cục bi thảm.

1.2. Nghệ thuật

  • Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
  • Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.
  • Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.
  • Kể chuyện tưởng tượng.
  • Sử dụng ẩn dụ, nhân hóa, so sánh.
  • Lời kể ngắn gọn nhưng thâm thúy.
  • Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.

2. Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Vì sao ếch thấy bầu trời chỉ bằng cái vung?

  • Ếch chỉ thấy bầu trời bằng cái vung vì ếch sống trong hoàn cảnh bó hẹp của cái giếng và bản tính của ếch hách dịch.

Câu 2: Lí do con trâu đã giẫm bệp ếch?

  • Con ếch bị trâu dẵm bẹp vì ếch sống lâu ngày trong giếng nên cứ huênh hoang thế giới ngoài miệng giếng cũng bé tí như thế giới trong giếng nên khi ra khỏi miệng giếng ếch đã đi hiên ngang vì tường mình là lớn và hậu quả là bị trâu giẫm bẹp.

Câu 3: Ý nghĩa của tác phẩm?

  • Ý nghĩa của câu chuyện:
    • Nhằm khuyên răn mọi người không nên có những lối sống cao ngạo, có cái nhìn thiển cận, không tìm hiểu thế giới bên ngoài.
    • Giáo dục con người sống khiêm tốn, thật thà và phải biết học hỏi thêm về thế giới bên ngoài.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Vì sao ếch thấy bầu trời chỉ bằng cái vung.

  • Do hoàn cảnh sống của hắn bị bó hẹp chỉ trong cái giếng nhỏ bé, và với cái tính hách dịch của hắn nên hắn nghĩ rằng cả bầu trời chỉ bằng cái mặt giếng mà hắn quan sát được thôi.
  • Bầu trời hắn quan sát chỉ bằng cái vung do quanh năm hết năm này đến năm khác hắn chỉ ở trong cái giếng đó, nên mọi thứ đối với hắn rất nhỏ bé.
  • Những tiếng kêu của tất cả các con vật đều nhỏ bé hơn hắn vì vậy hắn tưởng rằng mình là nhất, nên thái độ của hắn vẫn huênh hoang và coi trời bằng vung chỉ bé như vậy thôi.
  • Thái độ của con ếch cũng không biết học hỏi, tầm hiểu biết của nó cũng hạn hẹp vì vậy hắn không có một chút hiểu biết bào về thế giới bên ngoài.

Câu 2. Lý do con trâu đã giẫm bẹp ếch.

  • Vẫn quen cái thói huênh hoang khi còn ở dưới giếng, dưới giếng chỉ có cua, cá..những con nhỏ bé chỉ hắn là lớn, vì vậy khi thoát ra ngoài hắn vẫn có cái thái độ đọc, hiên ngang trên đường vẫn tưởng rằng chỉ có mình là lớn, nên đã bị con trâu dẫm bẹp.
  • Ra ngoài nhưng thái độ kiêu ngạo và thái độ coi trời bằng vung của hắn đã làm cho hắn phải chịu một hậu quả đau đớn là bị trâu dẫm bẹp, thái độc đó đáng bị trừng phạt thích đáng, nó có ý răn đe.

Câu 3. Ý nghĩa của tác phẩm.

  • Có ý nghĩa giáo dục mượn câu chuyện của những con vật để nói về con người, khuyên ngăn con người không nên có những lối sống kiêu ngạo, không tìm hiểu về thế giới bên ngoài, sự hiểu biết kém, và thái độ huênh hoang đã làm cho con ếch chịu một hậu quả đau đớn.
  • Ở đây nó cũng giáo dục con người cần sống khiêm tốn, thật thà và phải học hỏi thêm về thế giới bên ngoài.
  • Câu chuyện của ếch ngồi đáy giếng mục đích chính là có ý nghĩa giáo dục, câu chuyện được kể ra nhằm dẫn dắt vào vấn đề để kể lại về quá trình và răn đe con người.
  • Thái độ của con ếch cũng giống như rất nhiều người trong xã hội hiện nay, vì vậy bài này vừa có ý nghĩa làm cho con người thức tĩnh thay đổi và cũng có nhiều ý nghĩa khác nữa.
  • Câu chuyện của con ếch đã mang một ý nghĩa sâu sắc nó thuộc thể loại truyện ngụ ngôn vừa có ý nghĩa phê phán đối với những đối tượng có những thái độ sống kiêu ngạo.
  • Vừa có ý nghĩa phê phán, và nó cũng là bài học răn đe và giáo dục con người.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ếch ngồi đáy giếng. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Ếch ngồi đáy giếng.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.

  • "Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung mà nó thì oai như một vị chúa tể"

→ Môi trường nhỏ hẹp và sự ngộ nhận của ếch về bản thân.

  • "Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp".

→ Sự kiêu ngạo của ếch và hậu quả nó phải chịu.

Câu 2. Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng”.

  • Một người không bao giờ đi đâu ra khỏi làng nhưng cứ hễ mở miệng là ngợi ca làng mình, mọi thứ đều tốt hơn tất cả mọi nơi

→"Ếch ngồi đáy giếng".

  • Một bạn học sinh chỉ mới là một trong những học sinh giỏi của lớp mà đã tự nghĩ rằng mình là xuất sắc vô địch nhất nhì thành phố về học lực.

→  "Ếch ngồi đáy giếng".

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Ếch ngồi đáy giếng

Truyện Ếch ngồi đáy giếng là một trong những câu chuyện ngụ ngôn hay, nổi bật. Bằng việc mượn hình ảnh của một chú ếch sống dưới giếng để nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận nhưng lại mắc thói huênh hoang, tự đại nên phải chuộc lấy những hậu quả nặng nề. Để cảm nhận về tác phẩm được sâu sắc hơn, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về văn bản Ếch ngồi đáy giếng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON