YOMEDIA
NONE

Văn tự sự

HELP ME! kể lại một chuyện đi chơi xa của em

Đừng copy trên mạng nhé!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (9)

  • Dưới đây là dàn bài gợi ý cho bạn. Bạn có thể dựa vào gợi ý này và viết bài văn kể chuyện bằng lời văn của mình nha! smileywink

    1. Mở bài: Giới thiệu chuyến đi chơi xa

    • Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
    • Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

    2. Thân bài: Kể về chuyến đi xa

    a. Cảnh dọc đường

    • Phong cảnh, những nét đặc biệt.
    • Tâm trạng của bạn và thái độ mọi người trên xe.

    b. Khi đến nơi

    • Hoạt động thứ nhất.
    • Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo

    * Lưu ý: Chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

    c. Kết thúc chuyến đi

    • Chuẩn bị trở về.
    • Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

    3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bạn về chuyến đi xa

    • Suy nghĩ về chuyến đi.
    • Mong ước bản thân sau khi kết thúc chuyến đi.
      bởi na na 07/11/2017
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • dàn ý trên có đầy trên mạng

      bởi Phạm Ngọc Thảo 22/11/2017
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.

    Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy.
    Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến. Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường.
    Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.

    Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
    Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau.

    Anh lái xe dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.
    Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí

    Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa.
    Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm… Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ.
    Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.
    Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.

    Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
     
    Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thời gian như một cỗ xe vô hình lăn bánh chỉ để lại những kí ức tươi đẹp. Kí ức tuổi thơ em ghi dấu những chuyến đi đầy ý nghĩa, với bao kỉ niệm về những vùng miền trên dải đất hình chữ S thân yêu. Là nơi em dừng chân trong chuyến đi mùa hè vừa qua, Nha Trang có lẽ là vùng đất em thương nhớ nhiều nhất. Nó gợi nhớ trong em một chuyến đi xa thú vị.

    Năm học trước, em và chị gái đều có kết quả học tập xuất sắc nên bố mẹ đồng ý thưởng cho hai chị em một chuyến du lịch tại Nha Trang. Mẹ em kể Nha Trang là nơi bố mẹ học đại học, gặp nhau và quen nhau nên với mẹ Nha Trang có ý nghĩa lắm. Buổi sáng hôm ấy, trời thật trong xanh. Gia đình em sắp xếp hành lí rồi lên xe vào thành phố Nha Trang xinh đẹp.

    Xe lăn bánh trên những con đường dài, rộng lớn. Sau vài giờ đồng hồ, em thấy bờ biển với bãi cát dài trắng xóa dần hiện ra trước mắt. Chị em mở cửa xe, gió mang theo hương vị mặn mặn của biển thổi vào mặt và tóc. Chị em thích thú đưa máy ảnh ra để chụp lại. Trời nắng, những ánh nắng không gay gắt mà thoải mái vô cùng. Bố mẹ đưa hai chị em em đến nhà chú Việt - một người bạn thân hồi học đại học. Vợ chồng chú Việt chào đón gia đình em rất nồng nhiệt. Con gái chú bằng tuổi em thì có vẻ nhút nhát. Bạn ấy ngoan ngoãn chào bố mẹ em rồi cứ nép sau lưng mẹ mãi. Chú Việt nhìn hai chị em em, cất giọng hiền hòa:

     

     - Con gái của hai cậu đây sao? Ái chà, đã lớn hết rồi đây này.

     

     - Dạ cháu chào cô chú ạ! – Hai chị em em đồng thanh chào

    Cô chú mỉm cười vui vẻ rồi bảo với cô bạn đang trốn phía sau mẹ:

     

     - Tâm Anh dẫn bạn và chị lên phòng chơi đi con. Bố mẹ nói chuyện với cô chú sau đó sẽ dẫn cả ba đứa đi chơi.

    Thì ra bạn ấy tên là Tâm Anh. Nghe thật dễ mến. Tâm Anh vâng vâng dạ dạ xong liền dẫn chị em em lên lầu. Cô bạn vẫn lúng túng ra chiều không biết nói gì. Thấy vậy, chị em tiến đến, chị ấy cười thân thiện:

     

     - Chào em, chị là Thùy Dương. Em không cần ngại đâu, chúng ta cứ coi nhau như bạn bè thôi. Không sao cả.

     

     - Đúng đấy. Tớ là Khánh Linh. Chúng mình làm quen nhé!

    Nghe chúng em giới thiệu, Tâm Anh có vẻ thoải mái hơn. Bạn ấy cười rồi bắt đầu kể về những câu chuyện, những món đồ trong phòng của mình. Chúng em dần trở nên thân thiết với nhau hơn và nô đùa mãi trên phòng. Khi bố mẹ gọi mới chạy xuống ăn cơm. Bữa cơm ở thành phố của biển nên thức ăn hầu hết là hải sản, món nào cũng ngon. Em ăn nhiều hơn thường ngày đến nỗi bố mẹ và chị gái đều cười.

    Chiều hôm ấy, vợ chồng chú Việt đề nghị ra biển chơi. Chú bảo đến Nha Trang mà không ra biển thì tiếc lắm. Vậy là mọi người cùng nhau xuất phát hướng về phía biển. Từ nhỏ đến lớn, lần đầu tiên em được nhìn biển trực tiếp và đứng gần biển đến như vậy. Nước biển trong xanh kéo dài mãi. Em tung tăng chạy nhảy trên bãi cát dài để sóng biển vỗ chạm vào chân mình. Tâm Anh dẫn em đi uống nước dừa, cùng nhau xây lâu đài cát. Lâu đài cứ xây rồi lại đổ. Hai đứa bọn em vừa mệt vừa tức nhưng rất vui. Khi trở về nhà em vẫn còn lưu luyến mãi.

    Gia đình em ở Nha Trang ba ngày, tham quan những địa điểm vui chơi, ăn những món ăn ngon rồi phải chuẩn bị về Hà Nội. Bố còn phải đi công tác nữa. Cô chú Việt cứ giữ mãi, dặn đi dặn lại phải đến Nha Trang thường xuyên. Tâm Anh cũng buồn rầu, bạn ấy còn bảo sẽ đòi bố mẹ cho ra Hà Nội chơi nữa.

    Trở về Hà Nội, lòng em vẫn bang khuâng những cảm xúc về Nha Trang, về vẻ đẹp và con người của thành phố xinh đẹp ấy. Chuyến đi không dài nhưng lại để lại trong em nhiều ấn tượng và kỉ niệm thú vị. Em thầm nhủ nhất định sẽ quay lại Nha Trang một lần nữa.

     

      bởi Huỳnh Anh Kha 28/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • may cau nay tren mang ko

     

      bởi hoang thi thanh lien lien 01/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.
    Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.
    Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.

    Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.
    Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.
    Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ăn xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.
    Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.
    Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương ...

      bởi B Ming_ 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • I. Mở bài:

    Giới thiệu chuyến đi về quê của em
    Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi. Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không về lại nơi đây, nhân kỉ niệm ngày giỗ vào cuối tuần vừa rồi ba mẹ tôi cho tôi về quê.
    II. Thân bài:

     

    Kể về chuyến về quê
    1. Trên đường về:
    - Tôi cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi k về
    Mọi cảnh vật trên đường đi đều mới lạ, từ cái cây, con đường
    Con đường đi về quê nay khang trang và mới hơn
    2. Khi về đến quê:
    a. Cơ sở vật chất: 
    Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối
    Nhà cửa dược sửa mới 
    - Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
    - Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
    - Trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
    Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
    b. Đời sống con người:
    - Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
    - Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
    Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
    - Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
    3. Khi về quê:
    Không muốn về chút nào
    Em sẽ thường xuyên về quê để thăm quê
    III. Kết bài:
    Cảm nghĩ của em về chuyến về quê.

      bởi B Ming_ 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhân dịp sinh nhật chị em lần thứ mười bốn, mẹ đã cho chúng em đi chơi hồ Gươm. Một cảnh đẹp nổi tiếng.

    Hôm nay bầu trời trong xanh in bóng xuống mặt hồ. Mấy chú chim thay nhau hót những bài ca đặc biệt. Chị gió thì thướt tha đi qua tạo cho ai cũng cảm thấy dễ chịu. Sau ba mươi phút bon bon trên đường bằng chiếc xe máy của bố, cả em, mẹ và chị em đều cảm nhận được hồ Gươm đã ngay trước mắt, Mẹ và chúng em dắt tay nhau đi dạo một vòng quanh hồ, đã lâu lắm rồi em mới tới đây. Là chủ nhật nên ở đây có rất nhiều khách du lịch tới tham quan và mỗi người lại có một cách nghĩ riêng về hồ Gươm. Còn trong con mắt trẻ thơ của em hồ Gươm như một chiếc gương khổng lồ của thành phố Hà Nội. Em đã từng được nghe câu chuyện bà kể về việc vua Lê Lợi trả gươm cho thần rùa Kim Quy. Mẹ con em chọn một chỗ rõ nhất để nhìn Tháp Rùa. Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Mẹ bảo rằng đã từng có người nhìn thấy cụ Rùa từng lên gò đất đó và cũng từ đấy mọi người coi Tháp Rùa là cung điện của thần Rùa Kim Quy. Mẹ còn bảo Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy. Cuối đuôi con tôm đặc biệt này được bao phủ bằng chiếc cổng lá cây làm từ các cây cổ thụ mát rượi. Ngay trước cửa đền là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu, thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người hàng ngày vẫn viết những việc làm tốt của mọi người lên trời cao. Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn cô giáo lớp em. Đối với những người già thì hồ Gươm không những chỉ đẹp mà còn vì là nơi có không khí trong lành bởi cây đa nghìn tuổi, những cô gái liễu rủ hàng ngày gội mớ tóc dài. Hồ Gươm càng tưng bừng hơn khi bạn đến vào ngày giáp Tết như thế này bởi những bồn hoa hàng ngày đã được xếp thành chữ đầy sắc màu. Khách du lịch còn có thể ăn kem tại nhà Thuỷ Tạ mà theo cách nói vui của chúng em đó chính là cung điện của vua Thuỷ Tề.

    Chiếc đồng hồ trên nóc nhà bưu điện điểm báo sáu giờ, mẹ con em vội vã về nhà. Ngay trên đường về em đã nghĩ rằng hồ Gươm là cảnh vật quý mà ta cần giữ gìn cho muôn đời sau.

      bởi Lê Trần Khả Hân 12/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhân dịp sinh nhật chị em lần thứ mười bốn, mẹ đã cho chúng em đi chơi hồ Gươm. Một cảnh đẹp nổi tiếng.

    Hôm nay bầu trời trong xanh in bóng xuống mặt hồ. Mấy chú chim thay nhau hót những bài ca đặc biệt. Chị gió thì thướt tha đi qua tạo cho ai cũng cảm thấy dễ chịu. Sau ba mươi phút bon bon trên đường bằng chiếc xe máy của bố, cả em, mẹ và chị em đều cảm nhận được hồ Gươm đã ngay trước mắt, Mẹ và chúng em dắt tay nhau đi dạo một vòng quanh hồ, đã lâu lắm rồi em mới tới đây. Là chủ nhật nên ở đây có rất nhiều khách du lịch tới tham quan và mỗi người lại có một cách nghĩ riêng về hồ Gươm. Còn trong con mắt trẻ thơ của em hồ Gươm như một chiếc gương khổng lồ của thành phố Hà Nội. Em đã từng được nghe câu chuyện bà kể về việc vua Lê Lợi trả gươm cho thần rùa Kim Quy. Mẹ con em chọn một chỗ rõ nhất để nhìn Tháp Rùa. Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Mẹ bảo rằng đã từng có người nhìn thấy cụ Rùa từng lên gò đất đó và cũng từ đấy mọi người coi Tháp Rùa là cung điện của thần Rùa Kim Quy. Mẹ còn bảo Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy. Cuối đuôi con tôm đặc biệt này được bao phủ bằng chiếc cổng lá cây làm từ các cây cổ thụ mát rượi. Ngay trước cửa đền là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu, thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người hàng ngày vẫn viết những việc làm tốt của mọi người lên trời cao. Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn cô giáo lớp em. Đối với những người già thì hồ Gươm không những chỉ đẹp mà còn vì là nơi có không khí trong lành bởi cây đa nghìn tuổi, những cô gái liễu rủ hàng ngày gội mớ tóc dài. Hồ Gươm càng tưng bừng hơn khi bạn đến vào ngày giáp Tết như thế này bởi những bồn hoa hàng ngày đã được xếp thành chữ đầy sắc màu. Khách du lịch còn có thể ăn kem tại nhà Thuỷ Tạ mà theo cách nói vui của chúng em đó chính là cung điện của vua Thuỷ Tề.

    Chiếc đồng hồ trên nóc nhà bưu điện điểm báo sáu giờ, mẹ con em vội vã về nhà. Ngay trên đường về em đã nghĩ rằng hồ Gươm là cảnh vật quý mà ta cần giữ gìn cho muôn đời sau.

     

      bởi Nguyễn Thị Cẩm Nhung 08/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF