Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 18181
Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra được 5 cm?
- A. 50N
- B. 5N
- C. 1N
- D. 10N
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 18182
Sau 10 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều vận tốc đạt tới 3,6 km/h. Gia tốc của vật là:
- A. 10 m/s2
- B. 1 m/s2
- C. 0,1 m/s2
- D. 0,01 m/s2
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 18183
Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng ? Chuyển động cơ là:
- A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
- B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
- C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian .
- D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian .
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 18184
Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:
- A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
- B. Tăng đều theo thời gian.
- C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
- D. Chỉ có độ lớn không đổi.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 18186
Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là:
- A. v = 34 km/h.
- B. v = 35 km/h.
- C. v = 30 km/h.
- D. v = 40 km/h
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 18188
Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: \(x = 10t + 5{t^2}\) (x:m; t:s).Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t= 2s là:
- A. 40 m/s.
- B. 20 m/s
- C. 30m/s
- D. 26 m/s.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 18189
Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe là :
- A. 10 rad/s
- B. 20 rad/s
- C. 30 rad /s
- D. 40 rad/s.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 18190
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:
- A. Lực tác dụng ban đầu.
- B. Phản lực.
- C. Lực ma sát.
- D. Quán tính.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 18191
Ở trên mặt đất một vật có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R ( R là bán kính Trái Đất ) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
- A. 1N.
- B. 2,5N.
- C. 5N.
- D. 10N.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 18192
Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực:
- A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
- B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
- C. Không dùng cho vật nào cả.
- D. Dùng cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 18193
Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại sau 10 s, và đi được quãng đường 25m. Gia tốc của ô tô là:
- A. -1,5m/s
- B. - 2,5m/s
- C. -3,5m/s
- D. -4,5m/s
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 18194
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống đất. Vận tốc của nó khi chạm đất là: (Cho \(g = 10m{\rm{ /}}{s^2}\) ).
- A. v = 5m/s
- B. v = 8 m/s
- C. v = 10m/s
- D. v = 12 m/s
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 18195
Một lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của lực d = 20 cm. Mômen của lực là:
- A. 100Nm.
- B. 2,0Nm.
- C. 0,5Nm.
- D. 1,0Nm.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 18196
Khi một vật chỉ chịu lực tác dụng của một vật khác thì nó sẽ:
- A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc
- B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi.
- C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- D. Bị biến dạng hoặc thay đổi vận tốc.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 18197
Hai vật có dạng hình cầu bán kính r đặt cách nhau một khoảng d thì lực hấp dẫn giữa chúng là F . Nếu giữ nguyên khoảng cách d và giảm khoảng cách giữ chúng 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng thay đổi như thế nào ?
- A. không thay đổi
- B. Giảm 16 lần
- C. Tăng 16 lần
- D. Tăng 4 lần
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 18204
Một canô đi xuôi dòng nước từ bến A đến bến B hết 2h, còn nếu đi ngược từ B về A hết 3h. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 5 km/h. Vận tốc của canô so với dòng nước là:
- A. 25 m/s
- B. 1 m/s
- C. 25 km/h
- D. 15 m/s
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 18206
Hành khách đang ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. theo quán tính hành khách sẽ:
- A. nghiêng sang bên phải.
- B. nghiêng sang bên trái.
- C. ngả người về phái sau.
- D. ngả người về phía trước.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 18207
Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 10cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 3N. Khi ấy lò xo dài 13cm. Độ cứng của lò xo là:
- A. 30N/m.
- B. 10N/m.
- C. 100N/m.
- D. 50N/m.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 18208
Chu kì của một chuyển động tròn đều là 5s thì tần số f của chuyển động là:
- A. 0,1 Hz
- B. 0,2 Hz
- C. 0,3 Hz
- D. 0,4 Hz
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 18213
Một lực F truyền cho vật m1 = 5 kg gia tốc bằng 2m/s2. Độ lớn của lực F là
- A. 5N
- B. 10N
- C. 15N
- D. 20N
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 18214
Phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s với g = 10m/s2 là:
- A. y = 10t + 5t2.
- B. y = 10t + 10t2.
- C. y = 0,05 x2.
- D. y = 0,1x2.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 18220
Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là
- A. đường thẳng.
- B. đường tròn.
- C. đường gấp khúc.
- D. đường parapol
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 18224
Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích:
- A. tăng lực ma sát.
- B. giới hạn vận tốc của xe.
- C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.
- D. giảm lực ma sát.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 18227
Một búa máy tác dụng lực 1000N vào cọc bê tông. Hỏi lực do cọc bê tông tác dụng lên búa là bao nhiêu?
- A. 1000N
- B. 500N
- C. 1500N
- D. 2000N
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 18251
Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên , chịu tác dụng của một lực 1,0N trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
- A. 0,5m.
- B. 2,0m.
- C. 1,0m.
- D. 4,0m
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 18253
Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1= 6N và F2.= 8N Độ lớn hợp lực của hai lực là F bằng bao nhiêu biết góc giữ 2 lực F1 và F2 là α = 900
- A. 4N
- B. 6N
- C. 8N
- D. 10N
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 18276
Đặc điểm nào sau đây phù hợp với lực ma sát trượt?
- A. Lực xuất hiện khi vật bị biến dạng.
- B. Lực xuất hiện khi vật đặt gần mặt đất.
- C. Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật.
- D. Lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 18281
Lực ma sát nghỉ:
- A. xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần
- B. bằng độ lớn của lực tác dụng khi vật chưa chuyển động
- C. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật
- D. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 18282
Trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
- A. Lực có giá song song với trục quay.
- B. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc trục quay và cắt trục quay.
- C. Lực có giá nằm trong mặt phặt phẳng vuông góc với trục quay và không đi qua trục quay.
- D. Lực có giá cắt trục quay.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 18283
Khi vật rắn được treo bằng dây và ở trạng thái cân bằng thì:
- A. không có lực nào tác dụng lên vật.
- B. các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.
- C. dây treo không đi qua trọng tâm của vật
- D. lực căng của dây treo bằng trọng lượng của vật