Bài tập 12.11 trang 35 SBT Vật lý 8
Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống đáy bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi P1 là trọng lượng của vật 1, F1 là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên vật 1; P2 là trọng lượng của vật 2, F2 là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên vật 2 thì
A. F1 = F2 và P1 > P2
B. F1 > F2 và P1 > P2
C. F1 = F2 và P1 = P2
D. F1 < F2 và P1 > P2
Hướng dẫn giải chi tiết
Chọn A
Khi vật cùng thể tích và được thả ngập vào cùng một bình nước thì lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên cả 2 vật là như nhau nên F1 = F2
Khi vật 1 chìm ở trong nước thì lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lượng: F1 < P1
Khi vật 2 lơ lửng ở trong nước thì lực đẩy Ác – si – mét bằng với trọng lượng: F2 = P2
Do F1 = F2 nên P1 > P2.
-- Mod Vật Lý 8 HỌC247
-
1. Một miếng tôn thả trong nước sẽ bị chìm. Giải thích tại sao kho ta làm hình cái thuyền nó lại nổi trên mặt nước
2. Tại sao kéo gầu nước từ giếng lên khi gầu còn ở trong nước thì kéo dễ hơn so với khi gầu đã lên khỏi mặt nước?
3. Có cách nào làm cơ thể của em nổi trên mặt nước?
4. Hãy tìm hiểu tại sao tầu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên và lơ lửng trong nước?
5. Tại sao lực đẩy vào các vật của chất lỏng lại gọi là lực đẩy Ác-si-mét?
Giúp mk vs mai mk cần học đến rồi
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vật đang nổi lên chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào?So sánh lực đẩy ác-xi-mét trong trường hợp này vs trường hợp vật bị nhúng chìm hoàn toàn.
giúp mk nha
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Làm cách nào để cho quả trứng gà lơ lửng trong cốc nước ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
-Tại sao tàu thủy nặng hơn kim nhưng tàu lại nổi,kim lại chìm?
-Tại sao dầu,gỗ lại nổi trên mặt nước?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính áp suất ở mặt dưới khối lập phương cạnh là 20cm nổi trên một chậu thủy ngân ?
bởi May May 25/09/2018
Một khối nhôm hình lập phương cạnh là 20cm nổi trên một chậu thủy ngân. Người ta đổ trên mặt thủy ngân một lớp dầu hoa sao cho dầu ngập ngang mặt trên khối lập phương
a, Tìm chiều cao lớp thủy ngân biết KLR nhôm là 2,7g/ cm3, của thủy ngân là 13,6g/ cm3, của dầu là 800kg/ m3
b, Tính áp suất ở mặt dưới khối lập phương
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính chiều cao của cột nước trong bình khi chưa thả gỗ, biết đầu dưới của thanh gỗ cách đáy bình một đoạn là 5cm ?
bởi Phạm Khánh Ngọc 25/09/2018
Thả thẳng đứng một thanh gỗ hình trụ tròn, đường kính đáy là 18cm vào trong một bình trụ tròn bên trong chứa nước thì thấy phần chìm của thanh gỗ trong nước là 20cm. Biết đường kính đáy của bình là 20cm, KLR của gỗ và nước là 0,8g/ cm3 và 1g/ cm3
A, Tính chiều cao của thanh gỗ.
B, tính chiều cao của cột nước trong bình khi chưa thả gỗ, biết đầu dưới của thanh gỗ cách đáy bình một đoạn là 5cm
C, nếu nhấn chìm hoàn toàn thành gỗ vào trong nước thì cột nước trong bình dâng lên thêm bao nhiêu cm?
Theo dõi (0) 1 Trả lời