YOMEDIA
NONE

Vật lí 11 Kết Nối Tri Thức Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ


Sóng mặt nước và sóng âm truyền trong không khí có đặc điểm gì chung và riêng? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng HOC247 tập trung vào một chủ đề hết sức thú vị và đặc biệt là "Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ" thuộc Bài 9 Chương 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sóng ngang

Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang

Hình 9.1. Một sóng ngang truyền trên dây

1.2. Sóng dọc

Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc

Hình 9.2. Một sóng ngang truyền trên lò xo

1.3. Quá trình truyền năng lượng bởi sóng

- Khi sóng lan truyền đến đâu thì các phần tử nước ở đó bắt đầu dao động. Năng lượng dao động mà các phần tử nước này có được là do sóng mang năng lượng của nguồn đến cho chúng

- Các phần tử nước chỉ dao động tại chỗ, quanh VTCB của nó chứ không chuyển động theo sóng. Điều đó chứng tỏ sóng mang năng lượng mà không mang các phần tử nước đi theo

- Đối với sóng dọc trên lò xo thì năng lượng được truyền đi bằng sự nén, dãn liên tiếp của các vòng lò xo

- Mọi sóng cơ khác như sóng âm mang năng lượng đi xa theo cách như vậy

1.4. Sử dụng mô hình sóng để giải thích một số tính chất của âm

- Nguồn dao động làm cho các phần tử không khí trên dao động theo phương truyền âm, các phần tử không khí dao động lệch pha nhau tạo nên các lớp không khí nén, dãn giống như ở lò xo

- Các nén, giãn này truyền đi tạo thành sóng âm theo mọi hướng trong không khí, chỉ xét sóng âm truyền theo hướng Ox.

- Khi sóng âm truyền đến tai người làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe được âm thanh

Hình 9.3. Các lớp không khí nén - dãn lan truyền tạo sóng âm

- Biên độ của sóng âm càng lớn thì biên độ dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng to. Tần số của sóng âm càng lớn thì tần số dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng cao

- Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.

- Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương

truyền sóng gọi là sóng dọc.

- Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.

Nguồn sóng là nguồn năng lượng. Sóng mang năng lượng của nguồn đến mọi nơi trên phương truyền sóng.

- Mọi sóng mang năng lượng đi xa mà không mang các phần tử vật chất đi cùng. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa chuyển động của sóng và chuyển động của hạt.

 

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tấn số f = 10Hz. Trên cùng phương truyền sóng, ta thấy hai điểm cách nhau 12cm dao động cùng pha với nhau. Tính tốc độ truyền sóng. Biết tốc độ sóng nầy ở trong khoảng từ 50cm/s đến 70cm/s.

A. 64cm/s                    B. 60 cm/s                      C. 68 cm/s                              D. 56 cm/s

 

Hướng dẫn giải:

Khoảng cách giữa 2 điểm dao động cùng pha là k\(\lambda \)=12cm . 

=> \(k\frac{v}{f}=12=>v=\frac{12.f}{k}=\frac{12.10}{k}=\frac{120}{k}\).

Với: \(50cm/s < v = \frac{{120}}{k} < 70cm/s\)

Chọn k = 2 => v = 60cm/s  

Đáp án B

 

Bài tập 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?

A. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.

B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

C. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.

D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

 

Hướng dẫn giải:

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Đáp án B

Luyện tập Bài 9 Vật lý 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Cách phân biệt sóng ngang và sóng dọc

- Quá trình truyền năng lượng bởi sóng

- Tính chất của âm

3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Vật lý 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết Nối Tri Thức Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Vật lý 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lí 11 Kết Nối Tri Thức Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 37 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 37 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 38 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 39 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 39 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 39 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 9 Vật lý 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON