YOMEDIA
NONE

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng


Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp hay nghe đến nhiều loại sóng như: sóng nước, sóng âm, sóng vô tuyến, sóng biển, sóng địa chấn,... Vậy sóng được hình thành như thế nào và có những đặc điểm gì? Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về kiến thức khoa học vật lí về các loại sóng trong đời sống hàng ngày mà chúng ta thường gặp. Mời các em cùng nghiên cứu Bài 5: Sóng và sự truyền sóng trong chương trình SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình truyền sóng

a. Khái niệm sóng

Hình 5.2. a) Nghệ sĩ kéo vĩ cầm; b) Sóng nước trên mặt hồ

 Sóng là dao động lan truyền trong không gian theo thời gian. Khi sóng cơ truyền đi, phần tử môi trường không truyền theo phương truyền sóng mà chỉ dao động tại chỗ.

b. Quá trình truyền năng lượng của sóng

Hình 5.2. Minh họa sự lan truyền của sóng địa chấn (động đất)

 Năng lượng sóng được truyền đi theo phương truyền sóng. Do đó, quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.

1.2. Sóng dọc và sóng ngang

Hình 5.3. Sóng truyền trên lò xo khi dùng tay tạo ra dao động

a) dọc theo trục lò xo; b) vuông góc với trục lò xo

- Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương truyền sóng.

- Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

1.3. Một số tính chất của sóng

a. Hiện tượng phản xạ

Hình 5.4. Sóng ánh sáng phản xạ khi gặp mặt bàn và quyển sách nên mắt người có thể nhìn thấy hình ảnh của các vật

 Khi sóng truyền từ một môi trường đến mặt phân cách với một môi trường khác, một phần của sóng tới được truyền ngược lại vào môi trường ban đầu. Đây là hiện tượng phản xạ sóng.

b. Hiện tượng khúc xạ

Hình 5.5. Chiếc thìa khi đặt vào cốc nước

 Hiện tượng sóng đổi phương truyền khi đi từ một môi trường này sang một môi trường khác được gọi là hiện tượng khúc xạ.

c. Hiện tượng nhiễu xạ

Hình 5.6. Hiện tượng nhiễu xạ của sóng biển

 Phương truyền của sóng khi đi qua khe đã thay đổi làm cho sóng lan rộng ở phía bên kia khe.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Sóng dọc là

A. sóng truyền dọc theo một sợi dây.

B. sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền.

C. sóng truyền theo trục tung của trục tọa độ.

D. sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

 

Hướng dẫn giải

Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

Đáp án B

 

Bài tập 2: Để phân loại sóng ngang, sóng dọc người ta căn cứ vào:

A. Phương truyền sóng và bước sóng

B. Phương dao động và vận tốc truyền sóng

C. Vận tốc truyền sóng và bước sóng

D. Phương dao động và phương truyền sóng

 

Hướng dẫn giải

Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

Sóng ngang: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

=> Để phân biệt sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào phương dao động và phương truyền sóng.

Đáp án D

Luyện tập Bài 5 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Quá trình truyền sóng.

– So sánh sóng dọc và sóng ngang.

– Một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. năng lượng sóng.
    • B. tần số sóng.
    • C. bước sóng.  
    • D. tốc độ truyền sóng.
    • A. những dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.
    • B. sự truyền chuyển động cơ trong không khí.
    • C. sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử của môi trường chân không.
    • D. chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
    • A. Chỉ truyền được trong chất rắn.
    • B. Truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí.
    • C. Truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không.
    • D. Không truyền được trong chất rắn.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 34 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 34 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 35 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 35 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 35 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 36 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 5 trang 36 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 6 trang 37 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 37 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 37 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 38 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài tập 1 trang 38 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài tập 2 trang 38 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 5 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON