Âm thanh truyền trong môi trường có tốc độ xác định, làm thế nào để đo được tốc độ truyền âm trong không khí bằng dụng cụ thí nghiệm? Chúng ta hãy cùng HOC247 tập trung vào một chủ đề hết sức thú vị và đặc biệt là “Bài 15: Thực hành: Đo tốc độ truyền âm” thuộc Chương 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức giúp các em tìm hiểu cách đo tốc độ truyền âm trong không khí nhờ hiện tượng sóng dừng. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Dụng cụ thí nghiệm
Hình 15.1. Bộ thí nghiệm đo tốc độ truyền âm
- Ống trụ làm bằng thủy tinh hữu cơ trong suốt, có đường kính trong 40mm, dài 670mm, có độ chia 0÷660mm (1)
- Pít-tông làm bằng thép bọc nhựa, có vạch dấu, nối với dây kéo và ròng rọc, có thể di chuyển dễ dàng trong ống (2)
- Máy phát tần số phát ra tín hiệu có dạng sin (3)
- Một loa nhỏ (4)
- Giá đỡ ống trụ (5)
1.2. Thiết kế phương án thí nghiệm
- Lắp ống trụ đã được lồng pít-tông ở trong ống lên giá đỡ, ghép loa sát đầu dưới của ống trụ
1.3. Tiến hành thí nghiệm
Bước 1. Điều chỉnh cho máy phát tần số đến giá trị 500 Hz
Bước 2. Dùng dây kéo pít-tông di chuyển trong ống thủy tinh, cho đến lúc âm thanh nghe được to nhất. Xác định vị trí âm thanh nghe được là lớn nhất lần 1. Đo chiều dài cột khí l1. Thực hiện thao tác thêm 2 lần
Bước 3. Tiếp tục kéo pít-tông di chuyển trong ống thủy tinh, cho đến lúc lại nghe được âm thanh to nhất. Xác định vị trí của pít-tông mà âm thanh nghe được là to nhất lần 2. Đo chiều dài cột khí l2. Thực hiện thêm 2 lần nữa
1.4. Kết quả thí nghiệm
Bảng 15.1
Tần số nguồn âm f = ...+...Hz.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Kể tên các dụng cụ thí nghiệm của bộ thí nghiệm đo tốc độ truyền âm.
Hướng dẫn giải
Dựa vào hình 15.1
- Ống trụ làm bằng thủy tinh hữu cơ trong suốt, có đường kính trong 40mm, dài 670mm, có độ chia 0÷660mm (1)
- Pít-tông làm bằng thép bọc nhựa, có vạch dấu, nối với dây kéo và ròng rọc, có thể di chuyển dễ dàng trong ống (2)
- Máy phát tần số phát ra tín hiệu có dạng sin (3)
- Một loa nhỏ (4)
- Giá đỡ ống trụ (5)
Bài tập 2: Điều chỉnh máy phát tần số trong thí nghiệm đo tốc độ truyền âm đến giá trị bao nhiêu Hz?
Hướng dẫn giải
Điều chỉnh cho máy phát tần số đến giá trị 500 Hz.
Luyện tập Bài 15 Vật lý 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần biết:
- Cách đo tốc độ truyền âm trong không khí nhờ hiệu ứng sóng dừng
- Cách xử lí kết quả thí nghiệm
3.1. Trắc nghiệm Bài 15 Vật lý 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết Nối Tri Thức Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. T = 0,125 (s) ; v = 320 cm/s.
- B. T = 0,25 (s) ; v = 330 cm/s.
- C. T = 0,3 (s) ; v = 350 cm/s.
- D. T = 0,35 (s) ; v = 365 cm/s.
-
- A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
- B. phương truyền sóng và tần số sóng.
- C. phương dao động và phương truyền sóng.
- D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.
-
Câu 3:
Tốc độ truyền sóng là tốc độ
- A. dao động của các phần tử vật chất.
- B. dao động của nguồn sóng.
- C. truyền năng lượng sóng.
- D. truyền pha của dao động.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 15 Vật lý 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lí 11 Kết Nối Tri Thức Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 58 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 58 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 59 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 11 Vật lý 15 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247