Vận dụng 1 trang 50 SGK Vật Lý 10 Cánh diều
Để xác định trọng tâm của một vật phẳng, ta có thể thực hiện như sau (hình 2.4): Treo vật ở đầu một sợi dây mềm, mảnh nối với điểm P của vật. Đưa dây dọi tới sát dây treo vật, dùng dây dọi để làm chuẩn, đánh dấu đường thẳng đứng PP’ kéo dài của dây treo trên vật.
Treo vật ở điểm Q và lặp lại quá trình như trên, đánh dấu được đường thẳng đứng QQ’. Giao điểm G của PP’ và QQ’ là trọng tâm của vật phẳng.
Hãy xác định trọng tâm của mỗi vật phẳng trong hình 2.5
Hướng dẫn giải chi tiết Vận dụng 1 trang 50
Phương pháp giải:
Cách xác định trọng tâm của một số hình:
+ Hình chữ nhật: trọng tâm là giao điểm của hai đường chéo
+ Hình tròn: trọng tâm là giao điểm của hai đường kính
+ Hình tam giác: trọng tâm là giao điểm của hai đường trung tuyến
Lời giải chi tiết:
Thực hiện các thao tác giống như hướng dẫn ta được:
+ Trọng tâm của vật phẳng hình chữ nhật là giao điểm của 2 đường chéo của vật hình chữ nhật và nằm trên vật.
+ Trọng tâm của vật phẳng hình vành khăn là tâm của hình tròn và nằm ngoài vật.
+ Trọng tâm của vật phẳng hình tam giác cân là giao điểm của 2 đường trung tuyến và nằm trên vật.
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Câu hỏi 2 trang 49 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi 3 trang 50 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi 4 trang 51 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi 5 trang 51 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Vận dụng 2 trang 52 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi 6 trang 53 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Luyện tập trang 53 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Tìm hiểu thêm trang 54 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Vận dụng 3 trang 54 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi 7 trang 55 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Tìm hiểu thêm trang 55 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD