Luyện tập 3 trang 91 SGK Vật Lý 10 Cánh diều
Một em bé có khối lượng 20 kg trượt từ đỉnh cầu trượt cao 2 m. Khi tới chân cầu trượt, em bé có tốc độ 4 m/s. Cơ năng của em bé có bảo toàn không? Tại sao?
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 3 trang 91
Phương pháp giải:
Biểu thức tính cơ năng: \(W = {W_d} + {W_t}\). Trong quá trình chuyển động, cơ năng có giá trị không thay đổi thì cơ năng được bảo toàn.
Biểu thức tính động năng: \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)
Biểu thức tính thế năng: \({W_t} = mgh\)
Lời giải chi tiết:
Chọn mốc tính thế năng tại chân cầu trượt.
Thế năng tại đỉnh cầu trượt (v = 0, em bé chỉ có thể năng):
Wtmax = mgh = 20.9,8.2 = 392 J = W1.
Động năng tại chân cầu trượt (h = 0, em bé chỉ có động năng):
Wđmax = \(\frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}{.20.4^2} = 160\,J\) = W2.
Từ đó ta thấy cơ năng tại đỉnh cầu trượt và cơ năng tại chân cầu trượt khác nhau.
⇒ Cơ năng trong trường hợp này không bảo toàn do trong quá trình trượt từ đỉnh xuống chân cầu trượt có sự ma sát giữa cơ thể người và bề mặt cầu trượt sinh ra nhiệt, đồng thời phát ra âm thanh. Chứng tỏ cơ năng (thế năng ban đầu ở đỉnh cầu trượt) đã bị chuyển hóa một phần thành nhiệt năng và năng lượng âm.
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Vận dụng 2 trang 90 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 91 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi 9 trang 91 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Tìm hiểu thêm trang 91 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Luyện tập 4 trang 92 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Luyện tập 5 trang 92 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD