Giải bài tập 3 trang 94 SGK Vật Lý 10 Cánh diều
Chế độ ăn hàng ngày cung cấp năng lượng khoảng 10000 J để một người hoạt động bình thường.
a) Ước tính công suất hoạt động trung bình của cơ thể.
b) Tính công suất hoạt động của người có trọng lượng 500 N chạy lên cầu thang cao 3 m trong 5 s. So sánh công suất tính được với công suất trung bình và rút ra nhận xét.
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 3 trang 94
Phương pháp giải:
- Mối liên hệ giữa công, công suất và thời gian: A = P.t
Trong đó:
+ A: công vật thực hiện được (J)
+ P: công suất (W)
+ t: thời gian (s).
- Mối liên hệ giữa công, lực thực hiện công, độ dịch chuyển là: A = F.d
Trong đó:
+ F: lực thực hiện công (N)
+ d: độ dịch chuyển (m)
Lời giải chi tiết:
a) Công suất hoạt động trung bình của cơ thể:
\({\rm{P}} = \frac{A}{t} = \frac{{10000}}{{24.3600}} = 0,12\,W\)
b) Lực phát động F của người có độ lớn bằng với trọng lượng P, có hướng ngược lại với trọng lực.
Công của lực phát động của người là:
\(A = F.s = P.s = 500.3 = 1500\,J\)
Công suất hoạt động của người là:
\({\rm{P}} = \frac{A}{t} = \frac{{1500}}{5} = 300\,W\)
Nhận xét: công suất tính được lớn hơn công suất trung bình rất nhiều.
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.