HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Xác định cảm ứng từ gây ra bởi các dòng điện có dạng đặc biệt môn Vật lý 11 năm 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm hướng dẫn các em học sinh lớp 11 ôn tập lại lý thuyết, đồng thời nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập về xác định số vòng dây, Tìm cảm ứng từ và cường độ dòng điện trong cuộn dây, ... Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
XÁC ĐỊNH CẢM ỨNG TỪ GÂY RA BỞI CÁC DÒNG ĐIỆN CÓ DẠNG ĐẶC BIỆT
Bài 1: Một dòng điện có cường độ I = 5A chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Xác định độ lớn cảm ứng từ tại hai điểm M. Cho biết M và dòng điện nằm trong mặt phẳng hình vẽ và M cách dòng điện một đoạn d = 4 cm.
A. 2,5.10-5 T B. 2,5.10-3 T
C. 2,5.10-7 T D. 2,5.10-5 T
Bài 2: Dòng điện có cường độ 2 A chạy cùng chiều qua hai dây dẫn thẳng chập sát lại. Tính cảm ứng từ do hai dây dẫn gây ra tại nơi cách chúng 5 cm.
A. 8.10-6 T B. 1,6.10-3 T
C. 1,6.10-5 T D. 8.10-4 T
Bài 3: Dùng 1 dây dẫn uốn thành hình tròn và cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy qua vòng dây, cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại tâm của vòng tròn có giá trị là 4p.10-5 T. Hãy xác định bán kính của khung dây trên?
A. 0,05 mm B. 5 cm
C. 0,05 cm D. 5 m
Bài 4: Cuộn dây tròn dẹt gồm 20 vòng, bán kính là p cm. Khi có dòng điện đi vào thì tại tâm của vòng dây xuất hiện từ trường là B = 2.10-3 T. Tính cường độ dòng điện trong cuộn dây.
A. 500 mA B. 50 A
C. 0,05 A D. 5A
Bài 5: Cuộn dây tròn bán kính 2p cm, 100 vòng, đặt trong không khí có dòng điện 2A chạy qua.
1/ Tính cảm ứng từ tại tâm vòng dây.
A. 2.10-3 T B. 2p.10-3 T
C. 4p.10-3 T D. 0,2 T
2/ Tăng chu vi của dòng điện tròn lên 2 lần mà vẫn giữ nguyên cường độ dòng điện. Hỏi độ lớn cảm ứng từ tại tâm dòng điện lúc này bằng bao nhiêu?
A. 2.10-3 T B. 10-3T
C. 4.10-3 T D. 0,1 T
Bài 6: Một ống dây dài 50 cm, cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2A. Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 8p.10-4. Hãy xác định số vòng dây của ống dây?
A. 5000 vòng B. 50000 vòng
C. 500 vòng D. 50 vòng
Bài 7: Một ống dây có chiều dài 10 cm, gồm 2000 vòng dây. Cho dòng điện chạy trong ống dây thì thấy cảm ứng từ trong ống dây là 2p.10-3T.
1/ Hãy xác định số vòng dây trên 1 m chiều dài ống dây?
A. 20000 vòng B. 2000 vòng
C. 200 vòng D. 200000 vòng
2/ Cường độ dòng điện bên trong ống dây?
A. 0,25 A B. 0,50 A
C. 2,5 A D. 25 A
Bài 8: Một sợi dây đồng có bán kính 0,5 mm. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài 20 cm. Cho dòng điện có cường độ 5 A chạy qua ống dây. Từ trường bên trong ống dây gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,28.10-5 T B. 6,28.10-4 T
C. 6,28 T D. 6,28.10-3 T
Bài 9: Một ống dây thẳng dài 20 cm, đường kính D = 2 cm. Một dây dẫn có vỏ bọc cách điện dài 300 m được quấn đều theo chiều dài ống dây. Ống dây không có lõi sắt và đặt trong không khí. Cường độ dòng điện đi qua dây dẫn là 0,5A. Tìm cảm ứng từ bên trong ống dây.
A. 0,15 T B. 0,015 T
C. 1,5 T D. 0,0075 T
Bài 10: Dùng một dây đồng đường kính d = 0,8 mm có một lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình trụ có đường kính D = 2 cm, chiều dài 40 cm để làm một ống dây, các vòng dây quấn sát nhau. Muốn từ trường có cảm ứng từ bên trong ống dây bằng 2p.10-3T thì phải đặt vào ống dây một hiệu điện thế là bao nhiêu. Biết điện trở suất của đồng bằng 1,76.10-8Wm.
A. 4,4 V B. 0,44 V
C. 0,22 V D. 2,2 V
Bài 11: Một dây đồng có đường kính d = 0,8 mm có phủ sơn cách điện mỏng quấn quanh một hình trụ đường kính D = 5 cm để tạo thành một ống dây. Khi nối ống dây với nguồn E = 4 V, r = 0,5 W thì cảm ứng từ trong lòng ống dây là B = 5p.10-4 T. Chiều dài ống dây gần nhất với giá trị nào sau đây? Biết điện trở suất của dây quấn là r = 1,76.10-8 W.m.
A. 5 cm B. 0,5 m
C. 10 cm D. 20 cm
Bài 12: Hai dây dẫn thẳng D1 và D2 rất dài đặt song cách nhau 6 cm trong không khí, có dòng điện I1 = I2 = 2A đi qua cùng chiều. Xác định vectơ cảm ứng từ tại:
1/ M cách D1 và D2 một khoảng 3 cm.
A. \(\frac{4}{3}{.10^{ - 5}}\left( T \right)\) B. \(\frac{8}{3}{.10^{ - 5}}\left( T \right)\)
C. \(\frac{2}{3}{.10^{ - 5}}\left( T \right)\) D. 0
2/ N cách D1 một khoảng 4 cm, cách D2 một khoảng 2 cm.
A. 3.10-5 (T) B. 10-5 (T)
C. 10-3 (T) D. \(\sqrt 5 {.10^{ - 5}}\left( T \right)\)
3/ K cách D1 một khoảng 10 cm, cách một khoảng D2 đoạn 4 cm.
A. 1,4.10-5 (T) B. 6.10-6 (T)
C. 1,4.10-6 (T) D. 10-5 (T)
Bài 13: Cho hai dòng điện I1, I2 có chiều như hình vẽ, có cường độ: I1 = I2 = 2A; các khoảng cách từ M đến hai dòng điện là a = 2 cm; b = 1 cm. Xác định vectơ cảm ứng từ tại M.
A. 5,33.10-5 (T) B. 2,67.10-5 (T)
C. 4,22.10-5(T) D. 4,47.10-5(T)
Bài 14: Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Khoảng cách từ điểm M đến ba dòng điện trên mô tả như hình vẽ. Xác định vectơ cảm ứng từ tại M trong trường hợp cả ba dòng điện đều hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ. Biết I1 = I2 = I3 = 10A
A. 10-4 (T) B. 3.10-4 (T)
C. 2,4.10-4 (T) D. 0
Bài 15: Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ có chiều như hình vẽ. Tam giác ABC đều, cạnh a = 10 cm. Biết I1 = I2 = I3 = 5A.
1/ Xác định véc tơ cảm ứng từ tại tâm O của tam giác.
A. \(\sqrt 3 {.10^{ - 5}}\left( T \right)\) B. \(3\sqrt 3 {.10^{ - 5}}\left( T \right)\)
C. \(2\sqrt 3 {.10^{ - 5}}\left( T \right)\) D. 0
2/ Nếu đổi chiều dòng điện của một trong 3 dòng thì cảm ứng từ tại tâm O là bao nhiêu?
A. \(\sqrt 3 {.10^{ - 5}}\left( T \right)\) B. \(3\sqrt 3 {.10^{ - 5}}\left( T \right)\)
C. \(2\sqrt 3 {.10^{ - 5}}\left( T \right)\) D. 0
Bài 16: Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, có chiều như hình vẽ, ABCD là hình vuông cạnh a = 10 cm, I1 = I2 = I3 = 5A. Xác định véc tơ cảm ứng từ tại đỉnh thứ tư D của hình vuông.
A. 1,41.10-5 (T) B. \(1,5\sqrt 2 {.10^{ - 5}}\left( T \right)\)
C. 1,7.10-5 (T) D. 4,1.10-6 (T)
Bài 17: Một dây dẫn rất dài được căng thẳng, trong đó có một đoạn nhỏ ở khoảng giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính 1,5 cm. Cho dòng điện cường độ I = 3A chạy trong dây dẫn. Xác định vecto cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn trong hai trường hợp:
1/ Vòng tròn được uốn như hình vẽ a.
A. 16,56.10-5 (T) B. 1,31.10-4 (T)
C. 8,56.10-5 (T) D. 0
2/ Vòng tròn được uốn như hình vẽ b, trong đó chỗ bắt chéo hai đoạn dây không nối với nhau.
A. 16,56.10-5 (T) B. 1,31.10-4 (T)
C. 8,56.10-5 (T) D. 0
...
---Để xem tiếp nội dung từ câu 18-25, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Xác định cảm ứng từ gây ra bởi các dòng điện có dạng đặc biệt môn Vật lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Tóm tắt kiến thức và công thức chương 1 Điện tích- Điện tích trường môn Vật lý 11
-
Phương pháp xác định lực tác dụng lên điện tích giữa các lực cùng phương và khác phương
-
Bài tập tổng hợp nâng cao Điện tích- Định luật Culong Vật lý 11
Chúc các em học tập tốt !