Đoạn trích Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những nội dung trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn lớp 8. Để ôn tập và củng cố kiến thức về đoạn trích này một cách hiệu quả, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố dưới đây.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích
- Khái quát chung:
- Tác phẩm Tắt đèn
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Bố cục
- Vị trí đoạn trích : Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tác phẩm.
- Phân tích:
- Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng
- Cai lệ: Là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ
- Tiến vào nhà sầm sập
- Gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọngkhàn khàn
- Trợn ngược hai mắt, quát, giọng hầm hè
- Đánh chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu
- Hống hách, thô bạo, vô nhân tính
- Người nhà lí trưởng: là tay sai đắc lực của Lí Trưởng
- Quát tháo, ăn nói mỉa mai
- Lóng ngóng, không dám hành hạ anh Dậu
- → Là kẻ tán tận lương tâm nhưng chưa mất hết nhân tính è Chúng là đại diện cho xã hội phong kiến đương thời tàn bạo, bất công, phi lí
- Cai lệ: Là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ
- Nhân vật chị Dậu
- Tình cảnh gia đình
- Nợ sưu nhà nước chưa trả được
- Anh Dậu ốm mà vẫn có thể bị trói, bị đánh bất cứ lúc nào (vì chưa có tiền nộp sưu cho người em ruột chết từ năm ngoái)
- Trong nhà không còn một hạt gạo
- Rất khó khăn và đáng thương
- Chị Dậu chăm sóc chồng
- Quạt cho cháo nguội
- Rón rén bưng đến động viên chồng ăn→ Đảm đang, dịu hiền và hết lòng yêu thuơng chồng con
- Đối phó với cai lệ và người nhà lí trưởng
- Giọng run run, van xin tha thiết→xưng hô: cháu- ông (dưới - trên)
- Cãi lại→ xưng hô tôi - ông (ngang hàng)
- Nghiến hai hàm răng, túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, lẳng cho người nhà lí trưởng một cái → xưng hô: bà - mày (trên dưới)
- Chuyển từ đấu lí sang đấu lực, thay đổi cách xưng hô phù hợp diễn biến tâm lí, hoàn cảnh
- Lòng thương yêu chồng con, lòng căm thù áp bức đã tạo nên sự phản kháng mãnh liệt
- Người nông dân khi bị dồn nén, áp bức đến cùng họ đã có sự đấu tranh
- Tình cảnh gia đình
- Nghệ thuật:
- Khắc hoạ nhân vật rõ nét
- Miêu tả linh hoạt, sống động.
- Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc
- Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và cảm nhận của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thể hiện sự sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Có đủ các hạng người được khắc họa sinh động trong bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng ấy. Giữa cái dám sâu bọ hại dân lúc nhúc ở cái làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm thấy sáng lên một chị Dậu đảm đang, chịu thương chịu khó hết mực vì chồng vì con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phản kháng, quyết không để đói khổ làm hoen ố phẩm hạnh. Hình tượng nhân vật này được xem là điển hình cho người phụ nữ nông dân bây giờ.
Gia đình chị Dậu thuộc loại cùng nhất hạng cùng đinh đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế. Chồng ốm đau lại bị đánh đập khổ sở, chị Dậu một thân một mình chạy vạy ngược xuôi để lo suất Sưu cho anh Dậu. Đường cùng, chị đã phải đứt ruột, gạt nước mắt mà bán con cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán gánh khoai mới đủ tiền nộp suất sưu để chồng được tha về. Nào ngờ bọn lí dịch lại bắt phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái, đẩy gia đình chị đến cùng cực.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Viết đoạn này Ngô Tất Tố tuy chưa hoàn tất nhân vật chị Dậu, nhưng nhà văn đã tô điểm thêm cho nhân vật của mình ngoài cái đẹp về hình thức, tâm hồn, tính cách, còn có vẻ đẹp cứng cỏi trong đẩu tranh, một vẻ đẹp đáng quý biết bao.
Nét sắc sảo trong đoạn trích là nhà văn đã dựng được những tình huống để các nhân vật phát triển hết tính cách của mình, các nhân vật chính diện cũng như nhân vật phản diện. Nhân vật chị Dậu là nhân vật điển hình là người phụ nữ đẹp đẽ, mạnh khoẻ, để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
Học 247 tin rằng, tài liệu trên đã mang đến cho các em những kiến thức hay và thú vị về đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong chương trình Ngữ văn 8. Chúc các em có thêm bài văn mẫu hay và thú vị.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)