YOMEDIA

Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Tải về
 
NONE

Cai lệ là hình nhân tiêu biểu cho tầng lớp thống trị đen tối xấu xa, tham lam vắt kiệt từng hơi thở nguồn sống cỏn con của những con người vô tội bất hạnh. Ngô Tất Tố đã xây dựng khéo léo thành công nhân vật phản diện cai lệ để nhằm nổi bật nội dung tư tưởng của đoạn trích. Để hiểu hơn về nhân vật phản diện này, Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ dưới đây. Chúc các em học tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tức nước vỡ bờ.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, tác phẩm Tắt đèn, đoạn trích Tức nước vỡ bờ và nhân vật cai lệ.

- Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.

b. Thân bài:

- Tên cai lệ không xuất hiện trực tiếp, không được miêu tả chi tiết về ngoại hình, về tính cách nhưng bọn chúng vẫn hiện lên trước mắt bạn đọc bởi sự độc ác, vô nhân tính khi đánh anh Dậu kiệt quệ cả về sức lực lẫn tinh thần.

- Cai lệ trong câu chuyện không phải là một nhân vật cụ thể mà chúng tượng trưng cho một lớp người những con người làm thuê không nhân tính với vẻ bặm trợn.

- Chúng là những người có thái độ hung hãn, hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường, không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người, nhuốm máu, mồ hôi người nông dân nghèo khổ.

- Bản chất hống hách, hách dịch, kiêu ngạo được Ngô Tất Tố bóc trần. Chị Dậu dù rất lễ phép, xưng cháu ông nhưng cai lệ "trợn ngược hai mắt" vô lương tâm mà chửi mắng, sỉ vả chị.

- Bọn cai lệ là tên vô cùng hèn hạ. Ngay cả phụ nữ cũng dám ra tay "bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch", "tát vào mặt", tàn bạo không khác gì bọn súc sinh cầm thú.

→ Bản chất của con người không ai là xấu, nhưng trở thành một người xấu, vô nhân tính lại là sản phẩm của xã hội đương thời. Bọn cai lệ là điển hình cho những con người lúc bấy giờ tha hóa biến chất, trở nên hung hăng, tàn bạo, những tên đầu trâu mặt ngựa. Chính bản chất của chúng đã tố cáo một xã hội phong kiến thối nát, áp bức bóc lột con người đến mức người đối xử với người không còn nhân tính.

c. Kết bài:

- Khái quát lại nhân vật tên cai lệ; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Tác phẩm "Tắt đèn" với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" thể hiện đỉnh cao của sự mâu thuẫn giai cấp, thể hiện rõ cách nhìn của những con người ở giai cấp khác nhau. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm vào bọn tay sai, của thế độ phong kiến nửa thực dân.

Nhân vật cai lệ là người đại diện cho tầng lớp người tay sai, tàn ác bất nhân, luôn chà đạp lên số phận của người nông dân, coi mạng người như cỏ rác. Chúng ra sức bóc lột người dân xô đẩy người nông dân tới cảnh đường cùng, không có lối thoát tới mức phải vùng lên đấu tranh "Tức nước vỡ bờ".

Cai lệ thể hiện bản chất tàn ác, tàn nhẫn, bất nhân ấy thể hiện ở việc dồn người dân vào con đường khốn khổ, tới mức không lối thoát, bước tới đường cùng. Trích đoạn "Tức nước vỡ bờ" thể hiện kịch tính của đoạn trích vô cùng sâu sắc. Mở đầu đoạn trích chính là những tiếng trống thu thuế, bối cảnh chính là vào mùa thu thuế, khốn đốn của vợ chồng gia đình chị Dậu, gia đình nghèo khó, nhưng lại nợ xuất thuế thân của người hạng cùng đinh, nghèo khổ nhất làng, đông con, nghèo sơ nghèo xác.

Trong cảnh thu thuế chị Dậu vì muốn có tiền đóng thuế cho chồng, bán chó, rồi bán con, rồi bán hết cả đồ đạc trong gia đình chỉ đủ một xuất thuế của chồng. Những lời nói cay đắng của Nghị Quế khiến cho người đọc cảm thấy nhói lòng. Anh Dậu sau những ngày bị trói ở đình làng vì thiếu tiền đóng thuế, người ốm chỉ còn da bọc xương, nhưng sau khi chị Dậu đóng được xuất sưu thuế thì anh Dậu được thả về.

Trái ngược với cái hành động phách lối, hung tàn ban đầu thì khi chị Dậu phản kháng bằng bạo lực cai lệ và những tên người nhà lí trưởng lại tỏ ra yếu hèn và thất bại một cách nhanh chóng. Một tên cai lệ hút nhiều xái cũ, "sức lẻo khẻo", đã không chống lại được người đàn bà lực điền, đang ngùn ngụt lửa giận là chị Dậu. Thế nên mới có cái hình ảnh hài hước khi chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa", chẳng khác nào một con tép lèo khoèo chạy không lại bước chân của chị Dậu rồi bị ném ngã "chỏng quèo" ngay trước cửa như một tên vô dụng hài hước và đầy nhục nhã. Và cái sự nhục nhã và tức tối ấy khiến hắn càng không quên được việc tàn ác của mình là thét kẻ dưới bắt trói cả nhà chị Dậu. Dĩ nhiên mới tên người nhà lý trưởng cũng chẳng được việc hơn là bao, trong tay gậy gộc nhưng vẫn bị chị Dậu tóm được tóc rồi "lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm". Người ta sẽ chẳng thể nào tưởng tượng được cái cảnh tượng cả một đám người dẫu ăn to, nói lớn, tỏ vẻ ghê gớm với đầy đủ trang bị lại bị một người đàn bà hạ gục trong một khoảnh khắc như thế, biết bao là nhục nhã và đáng đời. Như vậy có thể thấy sự yếu đuối, vô dụng dễ sụp đổ trước sự vùng dậy chống cự của chị Dậu cũng chính là một đặc điểm khác của bộ máy chính quyền lúc bấy giờ.

Cai lệ tuy chỉ là một nhân vật phụ trong toàn tác phẩm, nhưng bấy nhiêu bản chất thối tha, bẩn thỉu và tàn ác của hắn đã được khắc họa một cách tài tình thông qua ngòi bút chân thực và sắc bén của Ngô Tất Tố. Hắn không chỉ đại diện riêng cho tầng lớp giai cấp tay sai thống trị độc ác, vô nhân tính mà tất cả những hành động, bản chất dã thú cả hắn chính là một điển hình sống động cho cái lý lẽ và trật tự xã hội lúc bấy giờ, kẻ ở trên thì có quyền sinh sát, ác độc, đặc biệt là càng ác độc với những kẻ cùng đinh mạt hạng. Mà như anh Dậu nói "Người ta đánh mình không sao, nhưng mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội".

3.2. Bài văn mẫu số 2

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt ác nhân của thực dân phong kiến đương thời, dẫm xéo lên tội ác, sự bất công của xã hội kim tiền ghê tởm. Đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đáng thương đường cùng tiêu biểu đó là chị Dậu. Và cai lệ đã trở thành biểu tượng của tầng lớp cầm quyền thời bấy giờ.

Ngay từ lúc bắt đầu tác phẩm dù chưa nhắc đến bóng dáng cai lệ ta vẫn có thể cảm nhận được sự độc ác của hắn đến nhường nào khi thấy tình cảnh anh Dậu kiệt quệ sức lực lẫn tinh thần. Sau khi chị Dậu nấu cháo xong, chưa kịp chạm lưỡi thì cai lệ sầm sập đến: roi song, tay thước,...

Một thái độ hung hãn, hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường, không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người, nhuốm máu, mồ hôi người nông dân nghèo khổ. Rồi quát lớn, thúc tiền sưu trong khi gia cảnh nhà chị Dậu khốn cùng đến nỗi phải bán đứa con đầu lòng và ổ chó chưa mở mắt.

Mặc dù chị Dậu đã nhún nhường nhã nhã thể hiện sự nhịn nhục của mình. Nhà cháu xin ông, ông tha cho. Thể hiện sự nhún nhường của một người tầng lớp dưới. Nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho chị, chúng vẫn tiến tới lăm lăm dây định trói tiến tới chỗ anh Dậu định trói anh đưa đi.

Cai lệ tuy là người của Lý Trưởng tuy hắn cho chút địa vị, sự tàn ác của hắn không ai sánh kịp, thể hiện sự bóc lột tàn nhẫn của người tầng lớp bóc lột. Tác giả Ngô Tất Tố đã khắc họa chân dung của cai lệ vô cùng sắc sảo. Tên cai lệ hung hăng, sai người nhà lý trưởng để tìm cách trói anh Dậu, mặc dù anh Dậu đang ốm, nhưng hắn vẫn thể hiện sự tàn nhẫn của mình trước số phận của một người nghèo khổ đáng thương. Hắn đùng dùng giật phắt cái thừng chạy sầm sập vào chỗ anh Dậu rồi hắn đánh cho chị Dậu mấy bịch thể hiện sự tàn nhẫn của mình.

Rồi hắn tát vào mặt của chị mấy cái đánh "đốp" tố cáo chân dung của một tên cai lệ và nhà lý trong được khắc họa chi tiết, sâu sắc thể hiện qua điệu bộ hành vi, của tên cai lệ. Thông qua sự sắc, tinh tế của ngòi bút của Ngô Tất Tố chúng ta có thể thấy được, sự tinh tế của tác giả trước hoàn cảnh khó khăn của người nông dân. Những tên cai lệ làm gì có lòng thương người, có lòng trắc ẩn, đó chính là bản chất bất nhân của bọn tay sai của giặc.

Chân dung của tên cai lệ chính là đại diện của chế độ luôn tìm cách bóc lột người dân lao động khốn khổ, mặt người dạ thú tìm cách bóc lột người dân tới tận xương tủy, khiến người dân chúng ta vô cùng khốn khổ bị xô đẩy không lối thoát. Nhưng trước cảnh khốn khổ của người dân của quê hương những tên tay sai cũng không thương tiếc, chà đạp tới lên số phận của người dân cùng chủng tộc của mình.

Tên cai lệ hung dữ và độc ác thô bạo như vậy, tác giả Ngô Tất Tố đã tạo tình huống kịch tính căng thẳng trước cuộc đấu đầu trước tên cai lệ và chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"Thông qua đoạn trích tác giả đã khắc họa chân dung của tên cai lệ bằng ngòi bút sắc sảo, tinh tế sâu sắc thể hiện bức tranh mâu thuẫn xã hội phong kiến.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON