YOMEDIA

Tổng ôn Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ nước ta Địa lí 8

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HỌC247 xin chia sẻ tài liệu Tổng ôn Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ nước ta Địa lí 8. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

1. Lý thuyết

1.1. Vị trí và giới hạn

a. Vùng đất

- Tọa độ địa lí:

   + Cực Bắc: 23023’B và 105020’Đ.

   + Cực Nam: 8034’B và 104040’Đ.

   + Cực Đông: 12040’B và 109024’Đ.

   +Cực Tây: 22022’B và 102009’Đ.

- Diện tích đất tự nhiên bao gồm đất liền và hải đảo có diện tích là 331 212 km2.

b. Vùng biển

- Phần biển có diện tích khoảng 1 triệu km2.

- Có nhiều đảo và quẩn đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

c. Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

d. Đặc điểm của vị trí địa lí về mặt tự nhiên

- Nằm trong vùng nội chí tuyến.

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

1.2. Đặc điểm lãnh thổ

- Phần đất liền

+ Phần đất liền kéo dài 150 vĩ tuyến và hẹp ngang.

+ Việt Nam có đường biển dài 3260km hợp với hơn 4600km đường biên giới trên đất liền.

- Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rất rộng về phía đông và đông nam với rất nhiều đảo và quần đảo.

2. Luyện tập

Câu 1:  Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc

A. Tỉnh Quảng Trị                                                   B. Thành phố Đà Nẵng

C. Tỉnh Khánh Hòa                                                 D. Tỉnh Quảng Ngãi

Câu 2:  Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt - Trung?

A. Cầu Treo.                                                            B. Vĩnh Xương.

C. Lào Cai.                                                              D. Mộc Bài.

Câu 3:  Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là:

A. Gió mậu dịch.             B. Gió mùa.                     C. Gió phơn.                   D. Gió địa phương.

Câu 4:  Tổng diện tích vùng đất của nước ta là:

A. 331 211 km2                                                        B. 331 212 km2

C. 331 213 km2                                                        D. 331 214 km2

Câu 5:  Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức :

A. Tài nguyên đất.                                                   B. Tài nguyên biển.

C. Tài nguyên rừng.                                                 D. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 6:  Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :

A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.

B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.

C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.

D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 7:  Lãnh thổ nước ta trải dài:

A. Trên 12º vĩ.                 B. Gần 15º vĩ.                  C. Gần 17º vĩ.                  D. Gần 18º vĩ.

Câu 8:  Nội thuỷ là:

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.

B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.

C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.

D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu 9:  Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.

A. Cầu Treo.                    B. Xà Xía.                       C. Mộc Bài.                     D. Lào Cai.

Câu 10:  Vùng biển mà tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là:

A. Lãnh hải.

B. Nội thủy.

C. Vùng đặc quyền về kinh tế.

D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 11:  Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.

A. Hải Phòng.                  B. Cửa Lò.                       C. Đà Nẵng.                    D. Nha Trang

Câu 12:  Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102° 09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh

A. Lai Châu                     B. Điện Biên                    C. Sơn La                        D. Hòa Bình

ĐÁP ÁN

1

B

2

C

3

A

4

B

5

B

6

D

7

B

8

B

9

A

10

C

11

C

12

B

Trên đây là toàn bộ nội dung Tổng ôn Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ nước ta Địa lí 8. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON