YOMEDIA

Tổng hợp Lý thuyết và công thức cần nhớ về Từ trường môn Vật lý 11

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề Tổng hợp Lý thuyết và công thức cần nhớ về Từ trường môn Vật lý 11. Tài liệu bao gồm các phần Ôn tập công thức và tóm tắt lý thuyết cần nhớ, giúp các em đi sâu vào kiến thức trọng tâm, dễ dàng áp dụng công thức vào việc giải các bài tập liên quan. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT VÀ CÔNG THỨC CẦN NHỚ VỀ TỪ TRƯỜNG

 

I. TỪ TRƯỜNG

1. Tương tác từ

Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với nam châm và giữa dòng điện với dòng điện đều gọi là tương tác từ. Lực tương tác trong các trường hợp đó gọi là lực từ.

2. Từ trường

 - Khái niệm từ trường: Xung quanh thanh nam châm hay xung quanh dòng điện có từ trường.

Tổng quát: Xung quanh điện tích chuyển động có từ trường.

 - Tính chất cơ bản của từ trường: Gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó.

 - Cảm ứng từ: Để đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ, người ta đưa vào một đại lượng vectơ gọi là cảm ứng từ và kí hiệu là \(\overrightarrow B \) .

    Phương của nam châm thử nằm cân bằng tại một điểm trong từ trường là phương của vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) của từ trường tại điểm đó. Ta quy ước lấy chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm thử là chiều của \(\overrightarrow B \) .

3. Đường sức từ

 Đường sức từ là đường được vẽ sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.

4. Các tính chất của đường sức từ:

- Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ một mà thôi.

- Các đường sức từ là những đường cong kín. Trong trường hợp nam châm, ở ngoài nam châm các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.

- Các đường sức từ không cắt nhau.

- Nơi nào cảm ứng từ lớn hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cảm ứng  từ nhỏ hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ thưa hơn.

5. Từ trường đều

   Một từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau gọi là từ trường đều.           

II. PHƯƠNG, CHIỀU VÀ ĐỘ LỚN CỦA LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÂY DẪN MANG DÒNG ĐIỆN

1. Phương :  Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng tại điểm khảo sát .

2. Chiều lực từ : Quy tắc bàn tay trái

Quy tắc bàn tay trái : Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 90o sẽ chỉ chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.

3. Độ lớn (Định luật Am-pe).  Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện cường độ I, có chiều dài l hợp với từ trường đều \(\overrightarrow B \) một góc α           

    \(F = BI\ell \sin \alpha \)

      B : Độ lớn của cảm ứng từ .

Trong hệ SI, đơn vị của cảm ứng từ là tesla, kí hiệu là T.

III. NGUYÊN LÝ CHỒNG CHẤT TỪ TRƯỜNG

 Giả sử ta có hệ n nam châm( hay dòng điện ). Tại điểm M, Từ trường chỉ của nam châm thứ nhất là , chỉ của nam châm thứ hai là , …, chỉ của nam châm thứ n là . Gọi  là từ trường của hệ tại M thì:

IV. TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT

1. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài

Vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) tại một điểm được xác định:

  - Điểm đặt tại điểm đang xét.

  - Phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đang xét

  - Chiều được xác định theo quy tắc nắm tay phải

  - Độ lớn   :  \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r}\)  

2. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn

Vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây được xác định:

- Phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây

- Chiều là chiều của đường sức từ: Khum bàn tay phải theo vòng dây của khung dây sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều của dòng điện trong khung , ngón tay cái choảy ra chỉ chiều đương sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện

- Độ lớn  :  \(B = 2\pi {10^{ - 7}}\frac{{NI}}{R}\)     

         R: Bán kính của khung dây dẫn

         I: Cường độ dòng điện

         N: Số vòng dây

3. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn

Từ trường trong ống dây là từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ  được xác định

 - Phương song song với trục ống dây

 - Chiều là chiều của đường sức từ

 - Độ lớn     : \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}nI\)

\(n = \frac{N}{\ell }\)  : Số vòng dây trên 1m

 N là số vòng dây,

l là chiều dài ống dây

V. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI DÒNG ĐIỆN THẲNG SONG SONG. LỰC LORENXƠ

1. Lực tương tác giữa hai dây dẫn song song mang dòng điện

2. Lực Lorenxơ 

VI. KHUNG DÂY MANG DÒNG ĐIỆN ĐẶT TRONG TỪ TRƯỜNG ĐỀU

1. Trường hợp đường sức từ nằm trong mặt phẳng khung dây

2. Trường hợp đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây

3. Momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây mang dòng điện

...

---Để xem tiếp nội dung Chuyên đề Tổng hợp Lý thuyết và công thức cần nhớ về Từ trường, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tổng hợp Lý thuyết và công thức cần nhớ về Từ trường môn Vật lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON