Tài liệu Thuyết minh về cái nồi cơm điện dưới đây đã được Học247 sưu tầm và tổng hợp từ những bài văn mẫu hay nhất của học sinh trên cả nước. Hy vọng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Thuyết minh về trò chơi bịt mắt bắt dê.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
- Giới thiệu chiếc nồi cơm điện: Một vật dụng không thể thiếu trong gia đình người Việt.
b. Thân bài:
- Nguồn gốc xuất xứ của chiếc nồi cơm điện: Thời gian, địa điểm, ai sáng chế, ra mắt công chúng vào thời điểm nào, trải qua thời gian có những cải tiến gì so với chiếc nồi cơm điện ban đầu.
- Cấu tạo: Gồm phần vỏ, phần nhiệt, dây cắm điện và hệ thống điều khiển điện tử:
+ Dây dẫn được thiết kế nhỏ gọn, có thể rút gọn, vỏ làm bằng nhựa chuyên dụng, chịu được nhiệt độ cao.
+ Ruột nồi làm bằng gang hoặc kim loại bền, có những vạch đều nhau phân chia lượng nước.
+ Phía ngoài vỏ là bảng cảm ứng điện tử có các nút phù hợp với nhu cầu của người sử dụng như nấu, hấp... Có nồi cơm điện cơ thì chỉ có chức năng nấu cơm.
- Cách thức hoạt động:
+ Sau khi vo gạo và đổ lượng nước phù hợp, đặt phần lõi vào khoảng trống trong nồi, cắm dây điện và bấm nút nấu.
+ Cơm chín, nồi cơm sẽ có báo hiệu như tiếng kêu, bảng cảm ứng điện tử hiện màu báo hiệu đặc trưng và chuyển về chế độ ủ ấm.
- Vai trò:
+ Việt Nam là một nước nông nghiệp với lúa gạo là thành phần chính trong bữa cơm nên nồi cơm điện là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình.
+ Tùy thuộc vào nhu cầu và giá thành, nồi cơm điện có nhiều loại nhưng sẽ đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhất. Ngoài ra, nồi cơm điện hiện đại được trang bị thêm chức năng làm bánh, hấp cách thủy...
- Bảo quản:
+ Lựa chọn nồi cơm điện vừa phải đúng nhu cầu sử dụng.
+ Lau vỏ nồi và ruột nồi thường xuyên, đặc biệt chú ý khu vực thoát hơi nước do dễ dính cặn bẩn.
+ Sau mỗi ngày đều rửa nồi gang sạch sẽ, hong khô. Trước khi cho nồi vào cắm điện phải lau sạch nước xung quanh để tránh cháy vỏ nồi.
c. Kết bài:
- Nồi cơm điện là một phần không thể thiếu trong căn bếp Việt.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh về cái nồi cơm điện.
Gợi ý làm bài:
3.1. Bài văn mẫu số 1
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.
Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc - Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi. Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn bảy trăm chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.
Cấu tạo của nồi cơm điện ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận: Thân nồi nằm bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt. Thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong tỏa nhiệt, lớp thứ hai là lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện. Mâm nhiệt là bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu. Xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn. Nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phận tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, điều khiển đồng bộ hệ thống…đều là các chức năng tự động khi cơm chín.
Khi mua nồi cơm điện chọn lựa rất quan trọng, trước tiên thu các công tắc bật mở, kiểm tra bên ngoài có rỉ sét hoặc bị trầy xước. Tốt nhất người dùng nên dùng những chiếc nồi cơm xuất xứ từ Nhật Bản sẽ đảm bảo độ an toàn và bền khi sử dụng trong nhiều năm. Với các chiếc nồi cơm điện Trung Quốc giá thành rẻ nhưng nhanh hỏng và tốn kém khi mua mới. Người tiêu dùng cũng có thể mua những chiếc nồi cơm điện xuất xứ từ Việt Nam giá thành rẻ và bền.
Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra. Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ “hâm nóng” để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.
Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thế thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm... Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.
Một trong các yếu tố giúp sử dụng nồi cơm điện dài lâu đó là sử dụng đúng cách. Sau khi vo gạo xong nên lau sạch nước bám trên thành xoong và cả dưới đáy xoong, khi nấu chú ý lỗ thông khí trên cùng phải giữ cho thoáng khí. Lúc vo gạo phải dàn trải đều khi nấu cơm chín mới ngon, trong khi nấu không nên mở nắp nhiều. Khi cơm chín nhớ mở nắp và xới đều rồi đậy nắp lại. Sau một đến hai tháng sử dụng, người dùng nên vệ sinh định kỳ để đảm bảo nồi cơm điện hoạt động hiệu quả và sử dụng lâu dài. Cần vệ sinh ngâm vào nước ấm, chà rửa xoong nên dùng giẻ mềm lau nhẹ nhàng, không dùng vật cứng làm trầy lớp men bên trong.
Nồi cơm điện là một phát minh hữu ích của người Nhật Bản đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều gia đình giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất lớn cho những người nội trợ.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Trong thời đại hiện nay thì với cuộc sống bận rộn dường như mọi phụ nữ hay cả khi đàn ông ông vào bếp thì họ phần lớn đều không thích cảnh nấu cơm bằng củi hay ga nữa vì sẽ rất lâu và khó mà có nồi cơm ngon được. Cơm điện được dùng qua hiện tượng tỏa nhiệt của lò xo gắn ở trong nó nhờ làm nóng bởi nguồn điện nhờ vậy mà cơm có thể chín đều và ngon.
Nồi cơm điện thường được làm bằng gang, thiếp, inox… Nó gồm có hai phần chính là vỏ nồi và ruột nồi. Vỏ nồi thường được phủ nhựa để cách nhiệt, gồm có bộ phận điều khiển, ổ cắm điện, nắp nồi. Ruột nồi bên trong có một lò xo được cấu tạo rất đặc biệt, được làm để chịu lực và truyền nhiệt tốt, thành nồi được mạ kim loại để làm ấm đều xoong.
Khi sử dụng, ta chỉ cần đặt nhẹ xoong vào nồi, đậy nắp lại, găm phích điện rồi nhấn nút Cook trên bộ phận điều khiển là đã có thể sử dụng được. Một chiếc nồi cơm điện vừa nhỏ gọn, rất dễ đem theo đi xa cho những bữa picnic. Ngoài công dụng nấu cơm, nồi cơm điện còn có thể nấu cháo, luộc khoai… Thao tác sử dụng đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian công sức. Muốn giữ nồi cơm điện bền thì không được tác dụng lực mạnh lên nồi cơm điện vì sẽ dễ làm móp méo, nên biết sử dụng đúng cách để đảm bảo độ bền của nồi cơm...
Cấu tạo của nồi cơm điện mà chúng ta ngày nay chủ yếu gồm các bộ phận đó chính là thân nồi. Thân nồi thì ở bên ngoài cùng có tác dụng bảo vệ xong tránh bị va đập và giúp giữ nhiệt. Và cũng dễ nhận thấy được thân nồi được làm từ ba lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với xoong nó dường như cũng đã được tỏa nhiệt, thế rồi ta như thấy được chính với lớp thứ hailà lớp sứ cách nhiệt giữ nhiệt cho nồi giúp nhiệt độ được duy trì ổn định. Thêm một lớp nữa đó chính là ở lớp ngoài cùng vỏ nồi tạo tính thẩm mỹ cho chiếc nồi cơm điện như chúng ta dùng như hiện nay.
Mâm nhiệt cũng được đánh giá chính bộ phận rất quan trọng giúp tạo nhiệt độ khi nấu. Dễ nhận thấy được cứ một mâm có các rãnh truyền nhiệt tạo nhiệt cho đáy xoong khi nấu. Còn đối với bộ phận xoong thường làm từ chất liệu nhẹ, chống dính giúp nấu cơm ngon hơn không bị cháy.
Nhận thấy được một chiếc nồi cơm điện ngoài ba bộ phận chính trên còn có các bộ phận tinh vi khác như bộ điều khiển thông minh, và lại còn có bộ điều khiển đồng bộ hệ thống… đều là các chức năng tự động khi cơm chín giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức.
Để giữ cho nồi cơm được bền, người sử dụng cũng cần biết cách để bảo vệ nồi. Chúng ta nên thường xuyên vệ sinh nồi sau mỗi lần nấu cơm và trước khi nấu cơm cần lau khô đáy của ruột nồi rồi mới cho vào. Khi nấu chúng ta không nên mở nắp nồi quá nhiều cũng như để nồi ủ lâu quá mười hai tiếng đồng hồ. Đặc biệt không được để nồi gần các vị trí gần lửa dễ gây cháy nổ.
Hiện nay, có rất nhiều loại nồi cơm điện khác nhau không chỉ đa dạng về mẫu mã, hình dáng, kích thước mà còn đa dạng cả về chức năng. Ngoài chức năng nấu cơm nồi cơm điện còn tích hợp được cả chức năng hầm các món ăn, nấu cháo, nấu chè... rất tiện lợi, đáp ứng được nhu cầu hằng ngày của con người.
Có thể nói, nồi cơm điện đã trở thành người bạn thân thiết không thể thiếu trong mỗi căn bếp của gia đình Việt. Chúng ta không thể phủ nhận được những tiện ích mà nồi cơm điện đã đem đến. Chính vì vậy, chiếc nồi cơm điện đã và đang được sử dụng vô cùng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp cả thế giới.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----