Những năm tháng chống Mỹ hào hùng của dân tộc đã để lại biết bao hồi ức và những dấu ấn khó phai mờ. Hình ảnh những những cô gái thanh niên xung phong, anh bộ đội cụ Hồ là một trong những hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn và anh hùng nhất trong kháng chiến. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” chính là một trong những minh chứng tiêu biểu cho nét tinh nghịch cũng như tinh thần bất khuất, hiên ngang hào hùng của người chiến sĩ. Với hệ thống bài soạn văn tóm tắt gồm hai phần: bố cục văn bản và hướng dẫn soạn văn, Học247 hi vọng các em nắm được những nội dung cần đạt và trả lời tốt những câu hỏi trong SGK. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây:
1. Bố cục bài thơ
- Bài thơ được chia làm 2 phần:
- Phần 1: Hình ảnh độc đáo của chiếc xe không kính
- Phần 2: Hình ảnh người lính lái xe
2. Hướng dẫn soạn văn Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Câu 1: Nhan đề của bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo.
- Nhan đề bài thơ dài, vừa gợi lên nình ảnh những chiếc xe, vừa cho ta thấy được phong thái ngang tàng của người lái xe.
- Chiếc xe không kính là một độc đáo, đó là chứng tích chiến tranh, cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng qua đó cũng thấy được sự dũng cảm, ung dung trước những khó khăn, gian khổ của những người lính.
Câu 2: Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ.
- Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:
- Tư thế ung dung, hiên ngang, sảng khoái đến bất tận: Ung dung buồng lái ta ngồi…ùa vào buồng lái.
- Thái độ bất chấp khó khăn, nguy hiểm, mặc kệ gió vào mắt, mặc kệ mưa bom, xe vẫn cứ đi.
- Tình đồng đội thắm thiết: bắt tay qua cửa kính vỡ, chia sẻ khó khăn.
- Ý chí chiến đấu vì miền Nam: một trái tim căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu.
Câu 3: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ? Những yếu tố đó đã góp phần tạo vẻ đẹp như thế nào trong việc khắc họa những người lính lái xe ở Trường Sơn?
- Ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, có lúc gân guốc, cứng cỏi, mạnh mẽ.
- Ngôn ngữ và giọng điệu ấy góp phần thể hiện sự ngang tàng hóm hỉnh, trẻ trung của những người lính lái xe.
Câu 4: Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ này với bài thơ Đồng chí.
- Hình ảnh người lính cho ta thấy sự gan dạ, bất chấp khó khăn, luôn tiến lên phía trước vì lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ. Họ cũng là những người thật hóm hỉnh, trẻ trung và yêu đời.
- Giống nhau: Hình ảnh người lính qua hai bài thơ thể hiện phẩm chất tốt của ảnh bộ đội cụ Hồ đó là yêu nước, căm thù giặc, dũng cảm, coi thường gian khó và tình đồng đội thắm thiết.
- Khác nhau: Những người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính chất trẻ nhiều hơn, hóm hỉnh hơn.
Trên đây là bài soạn tóm tắt do Học247 biên soạn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm kiến thức về văn bản này tại đây: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm