Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học tóm tắt dưới đây. Với bài soạn này, Học247 hi vọng rằng các em sẽ nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận văn học. Chúc các em học tốt nhé!
1. Bố cục bài học
- Nội dung:
- Các kiến thức của các văn bản đã học (nội dung và hình thức)
- Những kĩ năng cần thiết khi viết bài viết đã học
- Hình thức:
- Đảm bảo bố cục: 3 phần
- Hình thức của bài viết: rõ ràng
2. Hướng dẫn soạn văn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
Đề 1: Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích tiêu biểu Vào phủ chúa Trịnh
- Khái quát giá trị hiện thực đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
b. Thân bài:
* Giá trị hiện thực là gì?
- Hiện thực: Sự thật đời sống
- Giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học: sự phản ánh hiện thực đời sống một cách chân thực, rõ nét, tạo nên ý nghĩa cho tác phẩm.
- Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là đoạn trích mang giá trị hiện thực rõ nét bởi Thượng kinh kí sự được viết theo thể kí với đặc điểm ghi chép câu chuyện, sự kiện có thật tương đối hoàn chỉnh mà tác giả trực tiếp chứng kiến.
* Giá trị hiện thực được biểu hiện trong đoạn trích
- Vào phủ phải trải qua nhiều cửa gác, những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau
+ Vườn hoa: “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”
+ Khuôn viên: có điếm “Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền lệnh
- Trong phủ:
+ Những nhà: “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
+ Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc.
- Nội cung thế tử:
+ Phải qua năm sáu lần trướng gấm
+ Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, “xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”
=> Quang cảnh nơi phủ chúa vô cùng sa hoa, giàu sang và thâm nghiêm, đây là quang cảnh thường thấy trong lịch sử bởi vua chúa là những người đứng đầu cai trị đất nước
* Phản ánh hiện thực cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa. Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa với rất nhiều những nhiều lễ nghi, khuôn phép, đầy quyền uy, xa hoa nhưng thiếu sinh khí cũng được tác giả phản ánh chân thực:
- Phủ chúa là nơi xa hoa, thâm nghiêm và cũng là nơi đầy uy quyền: Tiếng quát tháo, truyền lệnh, quy tắc lễ nghi được thực hiện nghiêm ngặt:
+ Khi tác giả được cáng vào phủ: “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”
+ Khi xem bệnh không được thấy mặt thế tử, chỉ làm theo mệnh lệnh do quan chánh đường truyền tới, trước khi vào xem bệnh cho thế tử phải lạy bốn lạy, muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép
+ Lắm kẻ hầu người hạ: Chúa Trịnh luôn có phi tần hầu chầu chực xung quanh, thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên.
- Phủ chúa là nơi thiếu sinh khí:
+ Sự thâm nghiêm kiểu mê cung làm tăng ám khí, lối sống cung cấm khiến con người: Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi, gân thòi xanh, chân tay gầy gò…”, “Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”
+ Phản ánh sự thật vị chúa nhỏ Trịnh Cán sống trong sự sa hoa nhưng điều cơ bản nhất lại thiếu, đó là sức sống
=> Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa được tác giả khắc họa chân thực phù hợp với cung cách sinh hoạt của vua chúa thời kỳ bấy giờ, đồng thời cho thấy được uy quyền và sự lộng hành của chúa Trịnh lấn át cả cung vua.
=> Phản ánh sự lộng hành của chúa Trịnh.
* Nét nghệ thuật thể hiện thành công giá trị hiện thực của đoạn trích
- Thể ký: ghi chép sự thật
- Ghi chép tỉ mỉ, chi tiết, chân thực sự việc
- Kết hợp ghi chép sự việc một cách chính xác với bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề.
Đề 2: Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương
Gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Đề tài người phụ nữ là đề tài mà không nhiều các tác giả văn học trung đại nói đến; Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa đã được khắc họa rõ nét qua các bài thơ nói trên).
b. Thân bài:
- Luận điểm 1: Số phận người phụ nữ Việt Nam xưa
+ Số phận nhiều vất vả, cơ cực, nhiều lo toan, bươn chải (Thương vợ).
+ Số phận hẩm hiu, dở dang (Tự tình II).
+ Số phận long đong, chìm nổi, không có quyền tự định đoạt cuộc sống của mình (Bánh trôi nước).
- Luận điểm 2: Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam xưa
+ Khẳng định: dù số phận nhiều cay đắng nhưng họ vẫn giữ những phẩm chất đẹp đẽ.
+ Đức hi sinh, sự tần tảo.
+ Khao khát yêu thương, khao khát hạnh phúc chính đáng.
+ Thanh cao, son sắt, không bị cay đắng cuộc đời làm vấy bẩn tâm hồn.
c. Kết bài: Khẳng định vấn đề (Mỗi nhà thơ, mỗi bài thơ có một cách thể hiện nhưng đều bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca; Khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo của hai tác giả).
Đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưỡng của Nguyễn Công Trứ)
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề (Thơ ca trung đại luôn đề cập tới hình ảnh những nhà nho, khẳng định nhân cách cao đẹp ở họ , điều này được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát).
b. Thân bài:
* Luận điểm 1: Nhà nho nhận ra được sự tù túng, bế tắc của con đường danh lợi tầm thường.
- Hình ảnh bãi cát dài.
- Hình ảnh người khách bộ hành đầy bế tắc, u uất, đau khổ.
* Luận điểm 2: Nhà nho thể hiện thái độ chán ghét, khinh thường, xem nhẹ danh lợi và hành động chạy theo công danh phù phiếm.
c. Kết bài: Khẳng định vấn đề (Tài năng và tư tưởng của Cao Bá Quát – một nhà nho chân chính).
Trên đây là bài Soạn văn 11 Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học.
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm