Phân tích đề là một quá trình quan trọng trước tiên và cần thiết khi viết một bài văn nghị luận. Thấu hiểu được điều đó, Học247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận tóm tắt dưới đây để các em nắm được cách phân tích đề. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
1. Bố cục bài học
- Phân tích đề là một quá trình quan trọng trước tiên và cần thiết khi viết một bài văn nghị luận
- Các bước cơ bản của quá trình lập dàn ý
2. Hướng dẫn soạn văn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
Câu hỏi:
1. Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?
2. Vấn đề cần nghị luận ở mỗi đề là gì?
3. Phạm vi bài viết đến đâu? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống hay văn học?
Gợi ý:
1. Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triến khai.
2. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề:
- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Đề 2: Làm rõ tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.
- Đề 3: Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
3. Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài:
- Đề 1: dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu
- Đề 2: thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu => dẫn chứng văn học
- Đề 3: thơ Nguyễn Khuyến là chủ yếu=> dẫn chứng văn học
3. Luyện tập
Đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).
Gợi ý:
a. Phân tích đề:
- Đề nghị luận văn học.
- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
b. Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Khẳng định tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc).
* Thân bài:
- Luận điểm 1: Giá trị hiện thực của một tác phẩm là gì?
+ Là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm.
- Luận điểm 2: Biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích.
+ Cuộc sống xa hoa, giàu có quá mức trong phủ Chúa.
+ Cuộc sống tuy giàu có nhưng lại chỉ tạo ra những sinh mệnh bệnh tật, yếu ớt.
- Luận điểm 3: Đánh giá, bình luận về giá trị hiện thực.
+ Giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh cuộc sống của tầng lớp thống trị trong xã hội phong kiến thời bấy giờ.
+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của tác giả.
* Kết bài: Khẳng định thể hiện được tài năng của tác giả, khẳng định vai trò của văn chương trong việc phản ánh đời sống.
Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình II).
Gợi ý:
a. Phân tích đề:
+ Đề nghị luận văn học.
+ Vấn đề nghị luận: Đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước/ Tự tình II.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (khẳng định tài năng sử dụng ngôn ngữ, cách sử dụng ngôn ngữ dân tộc độc đáo của Hồ Xuân Hương).
* Thân bài:
- Luận điểm 1: Biểu hiện của việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc qua bài thơ đã chọn (liệt kê các từ ngữ, phân loại nếu có thể).
- Luận điểm 2: Phân tích giá trị của những từ ngữ ấy.
+ Về mặt biểu đạt ý nghĩa, nội dung, tư tưởng,
+ Về măt biểu cảm.
- Luận điểm 3: Nét độc đáo, đặc biệt của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc.
+ Ở cách vận dụng sáng tạo.
+ Cách kết hợp từ
+ Tạo nghĩa mới cho từ
* Kết bài: Khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật, tình yêu với ngôn ngữ dân tộc của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Trên đây là bài Soạn văn 11 Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm