Nhằm giúp các em học sinh sử dụng thuần thục hơn các thao tác lập luận đã học, Học247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận tóm tắt dưới đây. Mời các em cùng tham khảo nhé!
1. Bố cục bài học
- Mục đích, yêu cầu và cách tiến hành của các thao tác lập luận
- Sử dụng kết hợp các thao tác lập luận
2. Hướng dẫn soạn văn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Câu 1. Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:
a. Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?
b. Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?
c. Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?
Gợi ý:
a. Đoạn văn trích nói về sự ảnh hưởng Pháp đối với các nhà thơ mới. Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó là: thừa nhận có sự ảnh hưởng ở những mức độ nhất định "tính chất Pháp" đối với các nhà thơ mới Việt Nam, nhất là ở Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên. Song tác giả cũng đồng thời khẳng định sự ảnh hưởng đó không làm mất đi bản sắc Việt Nam của các nhà thơ.
b. Thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn trích là thao tác phân tích. Ngoài thao tác phân tích, chúng ta cũng có thể nhận ra đoạn trích còn sử dụng cả thao tác so sánh, bác bỏ và cả một chút của thao tác bình luận nữa.
c. Không thể nói rằng một bài (đoạn) văn càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn. Điều đó có thể làm cho mục đích của bài viết không được thực hiện, làm cho bài viết bị loãng mất trọng tâm mà người viết cần phải nhấn mạnh.
- Trong thực tế giao tiếp, nói năng, rất hiếm những trường hợp người nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất. Bởi vậy, cần phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như là một cách thức để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, hướng tới đời sống.
- Song cũng cần thấy rằng, sự kết hợp các thao tác lập luận không có nghĩa là sử dụng chúng một cách ngang hàng nhau, càng không được hiểu rằng trong mọi trường hợp thao tác này phải có vai trò lớn hơn thao tác kia hay ngược lại.
- Có thể thấy trong tuyệt đại đa số các trường hợp, chỉ có một trong số các thao tác được sử dụng giữ vai trò chủ đạo. Bởi một văn bản (hoặc một đoạn văn bản) nghị luận luôn được phát biểu ra chỉ để nhằm một mục đích chủ yếu hoặc để phân tích là chính hoặc để so sánh là chính,..
- Như thế, người viết (người nói) chừng nào còn chưa nắm được mục đích nghị luận, chưa thực sự xuất phát từ mục đích nghị luận, thì chừng đó, việc kết hợp các thao tác lập luận còn chưa tránh khỏi trở nên giả tạo, khiên cưỡng; và do đó, chưa thể đem lại kết quả như mong muốn. Với người đọc (người nghe) cũng vậy. Chỉ khi đã hiểu được mục đích nghị luận, xuất phát từ mục đích nghị luận, họ mới có thể nhận ra chính xác thao tác lập luận nào là chủ yếu, thao tác lập luận nào là bổ trợ, và việc kết hợp những thao tác đó có xác đáng, có nhuần nhuyễn hay không.
Câu 2. Giả sử anh (chị) phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có, anh (chị) có thể tiến hành luyện tập theo các bước nào?
Gợi ý:
Tiến hành các bước sau đây để viết một bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có:
a. Bước 1:
- Xác định chủ đề của bài văn: Chọn vấn đề sẽ bàn (phẩm chất đó theo bạn là gì? sự nhạy bén, sự vững vàng về tri thức, chuyên môn,...).
- Xây dựng cho bài làm một dàn ý phù hợp để làm rõ chủ đề:
+ Những yêu cầu của thời đại hôm nay đối với người thanh niên.
+ Để đáp ứng yêu cầu đó của thời đại, người thanh niên cần có phẩm chất gì?
+ Người thanh niên cần làm gì để có được phẩm chất ấy, cũng như duy trì và phát triển nó?
b. Bước 2: Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng (tham khảo những gợi ý dưới đây của SGK)
- Chọn luận điểm nào để trình bày?
- Luận điểm đó nằm ở vị trí nào trong bài văn?
- Viết câu chủ đề.
- Tổ chức các luận cứ theo hình thức lập luận nào để có thể làm nổi bật nhất luận điểm vừa được nêu ra? (phân tích, bác bỏ, so sánh hay bình luận).
- Nên sử dụng kèm theo thao tác lập luận nào ngoài thao tác chính? Vì sao?
- Suy nghĩ về cách kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác bổ trợ sao cho hiệu quả lập luận đạt được tối ưu.
c. Bước 3 (tham khảo những gợi ý dưới đây của SGK)
- Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Đọc phần văn bản đã viết trước nhóm (hay trước lớp), sửa chữa lại theo góp ý của mọi người nhằm nâng cao chất lượng của đoạn văn.
Câu 3. Sau tiết học, cần tiếp tục luyện tập để:
a. Viết đoạn văn triển khai một luận điểm khác của dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng trên lớp.
b. Theo quy trình luyện tập trên lớp, hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận, nhằm thuyết phục độc giả theo quan điểm của anh (chị) về một hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong xã hội.
c. Sưu tầm những đoạn (bài) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau.
Gợi ý:
Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường
Mở bài: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học
Thân bài:
* Khái niệm bạo lực học đường
- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn
- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục
* Biểu hiện
- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè
- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè
- Thầy cô xúc phạm tới học sinh
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm của gia đình
- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả
* Nguyên nhân
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực
* Hậu quả
Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Khiến gia đình đau thương, bất ổn
Bới người gây ra bạo lực
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người xa lánh, chê trách
* Biện pháp
- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò
- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con
- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân
Kết bài: Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học.
Trên đây là bài Soạn văn 11 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm