Tài liệu bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) tóm tắt dưới đây nhằm giúp các em học sinh bước đầu nhận diện được trạng ngữ và biết cách lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu hợp lí trong văn nói và văn viết. Mời các em cùng tham khảo!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu
Bên cạnh yêu cầu sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, đặt câu đúng ngữ pháp, việc dùng từ, đặt câu còn phải phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản, cụ thể là:
- Sử dụng từ ngữ phù hợp với đề tài của văn bản
- Đặt câu phù hợp với tính chất của loại văn bản.
1.2. Trạng ngữ
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (phổ biến là ở đầu).
- Các loại trạng ngữ:
+ Trạng ngữ chỉ thời gian
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
+ Trạng ngữ chỉ mục đích
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện.
2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10)
Câu 1. Tìm các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực âm nhạc được sử dụng trong bài viết Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng. Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của bài viết như thế nào?
Gợi ý:
- Các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực âm nhạc: nhạc phẩm, nhạc sĩ, hợp xướng, bài hát, thu thanh, giai điệu.
- Phù hợp với đề tài của bài viết khi viết về chủ đề âm nhạc, với bạn đọc chuyên và không chuyên.
Câu 2. Ghi lại những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá ở bài báo Điều gì giúp bóng đã Việt Nam chiến thắng. Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của văn bản như thế?
Gợi ý:
- Những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá: bóng đá, cầu thủ, thi đấu, trận đấu, giải đấu, đội bóng, đội tuyển bóng đá, phòng ngự, tấn công, huấn luyện viên, chiến thuật.
- Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài bài viết về lĩnh vực bóng đá, với bạn đọc chuyên và không chuyên.
Câu 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Tìm trạng ngữ của câu mở đầu đoạn văn và cho biết: Vì sao tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (Sách Ngữ văn 6 tập 1, trang 90, 94)?
b. Tìm trạng ngữ của câu thứ hai trong đoạn văn và cho biết: Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở những câu tiếp theo như thế nào? Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản (Trình bày sự kiện theo quan hệ nguyên nhân- kết quả) như thế nào?
Gợi ý:
a.
- Trạng ngữ: một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát.
- Tác giả không cần nêu đích xác vì các trạng ngữ trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ đều liên quan dẫn chứng về một sự kiện có tính lịch sử trọng đại của dân tộc, là dấu mốc lịch sử quan trọng mở ra một thời kì mới của cả một quốc gia. Còn đối với trường hợp trên, không cần thiết phải ghi dấu mốc lịch sử rõ ràng.
b.
- Trạng ngữ: Để có được như ngày hôm nay.
- Nội dung trạng ngữ đó chính là lí do, giải thích cho mối quan hệ nguyên nhân kết quả ở những câu tiếp theo: để có được ngày nay, chúng ta đã phải đánh đổi bằng xương máu và nước mắt.
- Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản nêu theo quan hệ nguyên nhân- kết quả, trình bày ra được lí do nào dẫn đến sự việc ấy.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 - 5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao.
Gợi ý:
Trận bán kết giải bóng đá châu Á giữa Việt Nam và Quatar là một trong những trận đấu căng thẳng và kịch tính nhất mà em còn nhớ mãi. Trước trận đấu, Việt Nam bị các nhà phê bình bóng đá cho là yếu thế so với đội bạn Quatar với dự đoán phần trăm chiến thắng không cao. Vậy mà, các cầu thủ Việt Nam đã thi đấu vô cùng nhiệt huyết, ghi những bàn thắng quyết định đem về chiến thắng đưa đội tuyển U23 Việt Nam tiến thẳng vào trận chung kết. Sự chiến thắng ấy không chỉ đem lại cách nhìn nhận lại của thế giới về bóng đá Việt Nam mà còn đem đến cho toàn dân Việt Nam lòng tự hào sâu sắc.
Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm
---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm