YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) nằm trong chương trình mới - Cánh diều dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách chi tiết nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng nhận biết trạng ngữ, lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu phù hợp cho một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu

Bên cạnh yêu cầu sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, đặt câu đúng ngữ pháp, việc dùng từ, đặt câu còn phải phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản, cụ thể là:

- Sử dụng từ ngữ phù hợp với đề tài của văn bản (về văn hóa, giáo dục hoặc thể thao, kinh tế, môi trường,…); phù hợp với tính chất của loại văn bản (văn bản hành chính phải sử dụng từ ngữ trang trọng; thư từ sử dụng từ ngữ thân mật, phù hợp với quan hệ giữa người viết và người đọc; văn bản giải trí sử dụng từ ngữ vui tươi, giàu hình ảnh;…); phù hợp với bạn đọc (người già hay trẻ; người hâm mộ thể thao hay người quan tâm đến các vấn đề xã hội;…).

- Đặt câu phù hợp với tính chất của loại văn bản. Ví dụ: Văn bản hành chính, thư từ có những quy ước về cách viết; văn bản truyện dân gian thường mở đầu bằng những câu giới thiệu sự tồn tại của đối tượng, kiểu: Ngày xửa ngày xưa có… Việc lựa chọn cấu trúc câu cũng cần phù hợp với ngữ cảnh (tức là phù hợp với những câu đứng trước và đứng sau) để tạo thành một mạch văn thống nhất, đồng thời không lặp cấu trúc, gây nhàm chán.

1.2. Trạng ngữ

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (phổ biến là ở đầu).

- Trạng ngữ dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức… của sự việc được nói đến trong câu.

- Các loại trạng ngữ:

+ Trạng ngữ chỉ thời gian

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

+ Trạng ngữ chỉ mục đích

+ Trạng ngữ chỉ phương tiện.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10)

Câu 1. Tìm các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực âm nhạc được sử dụng trong bài viết Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng. Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của bài viết như thế nào?

Trả lời:

- Các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực âm nhạc được sử dụng trong bài viết Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng: nhạc phẩm, nhạc sĩ, hợp xướng, bài hát, thu thanh, giai điệu.

- Phù hợp với đề tài của bài viết khi viết về chủ đề âm nhạc, với bạn đọc chuyên và không chuyên.

Câu 2. Ghi lại những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá ở bài báo Điều gì giúp bóng đã Việt Nam chiến thắng. Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của văn bản như thế?

Trả lời:

- Những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá ở bài báo Điều gì giúp bóng đã Việt Nam chiến thắng: bóng đá, cầu thủ, thi đấu, trận đấu, giải đấu, đội bóng, đội tuyển bóng đá, phòng ngự, tấn công, huấn luyện viên, chiến thuật.

- Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài bài viết về lĩnh vực bóng đá, với bạn đọc chuyên và không chuyên.

Câu 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: "Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nêu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ òa cùng ngày chiến thắng. Để có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt". (Nguyệt Cát)

a. Tìm trạng ngữ của câu mở đầu đoạn văn và cho biết: Vì sao tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (Sách Ngữ văn 6 tập 1, trang 90, 94)?

b. Tìm trạng ngữ của câu thứ hai trong đoạn văn và cho biết: Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở những câu tiếp theo như thế nào? Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản (Trình bày sự kiện theo quan hệ nguyên nhân- kết quả) như thế nào?

Trả lời:

a.

- Trạng ngữ: một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát.

- Tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ vì các trạng ngữ trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ đều liên quan dẫn chứng về một sự kiện có tính lịch sử trọng đại của dân tộc, là dấu mốc lịch sử quan trọng mở ra một thời kì mới của cả một quốc gia. Còn đối với trường hợp trên, không cần thiết phải ghi dấu mốc lịch sử rõ ràng.

b.

- Trạng ngữ: Để có được như ngày hôm nay.

- Nội dung trạng ngữ đó chính là lí do, giải thích cho mối quan hệ nguyên nhân kết quả ở những câu tiếp theo: để có được ngày nay, chúng ta đã phải đánh đổi bằng xương máu và nước mắt.

- Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản nêu theo quan hệ nguyên nhân- kết quả, trình bày ra được lí do nào dẫn đến sự việc ấy.

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 - 5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao.

Trả lời:

Trận bán kết giải bóng đá châu Á giữa Việt Nam và Quatar là một trong những trận đấu căng thẳng và kịch tính nhất mà em còn nhớ mãi. Trước trận đấu, Việt Nam bị các nhà phê bình bóng đá cho là yếu thế so với đội bạn Quatar với dự đoán phần trăm chiến thắng không cao. Vậy mà, các cầu thủ Việt Nam đã thi đấu vô cùng nhiệt huyết, ghi những bàn thắng quyết định đem về chiến thắng đưa đội tuyển U23 Việt Nam tiến thẳng vào trận chung kết. Sự chiến thắng ấy không chỉ đem lại cách nhìn nhận lại của thế giới về bóng đá Việt Nam mà còn đem đến cho toàn dân Việt Nam lòng tự hào sâu sắc.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm 

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn có sử dụng trạng ngữ.

Trả lời:

Trong cuộc sống, ngoài tình cảm gia đình ra, còn luôn luôn tồn tại thứ tình cảm giữa bạn bè, đó chính là tình bạn. Đó là thứ tình cảm vô cùng quý giá, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách, những trở ngại. Tình bạn mang đến cho ta một sức mạnh thần kì mà khó có thể định nghĩa được.Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biết nâng niu, trân trọng trong từng khoảnh khắc thì nó sẽ luôn lớn mãi và phát triển bền vững. Nhưng nếu ta để nó úa tàn thì sẽ không thể níu kéo được nữa. Để có một tình bạn đẹp, điều này không khó những cũng chẳng dễ dàng, quan trọng là sự thấu hiểu. đồng cảm với nhau.

- Trạng ngữ chỉ mục đích: Để có một tình bạn đẹp

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF