À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh... đến quên mình. Để cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn À ơi tay mẹ tóm tắt - Cánh diều Ngữ văn 6 dưới đây nhé!
1. Khái quát chung
1.1. Bố cục bài học
- Hình ảnh đôi bàn tay mẹ.
- Lời ru của người mẹ hiền.
1.2. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.
- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.
2. Hướng dẫn soạn bài À ơi tay mẹ
Câu 1. Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện "phép nhiệm mầu" của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?
Gợi ý:
- Hình ảnh, chi tiết thể hiện "phép nhiệm mầu" của bàn tay mẹ: Bàn tay mẹ - chắn mưa sa, chặn qua bao mùa màng, thức một đời vẫn còn hát ru.
- Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của mẹ:
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Bàn tay mẹ thức một đời
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
Bàn tay mang phép nhiệm màu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.
Câu 2. Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?
Gợi ý:
- Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, cái mặt trời, cái khuyết.
- Cách gọi đó thể hiện sự yêu thương mà mẹ dành cho con.
Câu 3. Trong bài thơ, cụm từ “à ơi" được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.
Gợi ý:
"À ơi" được lặp lại nhiều lần có tác dụng:
- Tăng tính nhịp điệu cho lời thơ.
- Khiến câu thơ mang âm điệu lời ru, gần gũi với văn học dân gian.
- Thể hiện tình cảm dịu dàng, trìu mến của mẹ dành cho con.
Câu 4. “Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.” Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
Gợi ý:
- Nêu ý kiến: Đồng ý.
- Lý do: Đôi bàn tay của người mẹ đã làm lụng vất vả, chăm sóc cho đứa con suốt cả một cuộc đời. Bởi vậy với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó.
Câu 5. Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
Gợi ý:
- Hình ảnh “bàn tay mẹ”: tượng trưng cho tình yêu thương bao la vô bờ bến của người mẹ dành cho con.
Câu 6. Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?
Gợi ý:
- Khổ thơ thích nhất: Khổ 5.
- Nguyên nhân: Tuy chỉ có 2 câu thơ rất ngắn gọn, nhưng khổ thơ đã giúp người đọc thấy được tình mẫu tử cao cả có sức mạnh to lớn, tạo nên những điều kì diệu. Cũng như chúng ta phần nào thấu hiểu hơn được sự khó nhọc của người mẹ.
Trên đây là bài Soạn văn 6 À ơi tay mẹ tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết À ơi tay mẹ.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm