HỌC247 xin giới thiệu đến các em Phương pháp giải bài tập về H3PO4 (có đáp án). Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ H3PO4 (CÓ ĐÁP ÁN)
+ Nếu bài cho P hoặc P2O5 thì dùng BTNT.P suy ra số mol H3PO4.
+ Bài toán kiềm tác dụng với H3PO4 thì ta cũng nên dùng kỹ thuật điền số điện tích. Tôi sẽ nói chi tiết về kỹ thuật đơn giản này ngay dưới đây.
+ Trong nhiều trường hợp áp dụng định luật BTKL cũng rất tốt.
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong khí O2 dư, toàn bộ sản phẩm sinh ra cho vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,4M và KOH 0,6M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch X là:
A. 39,0g. B. 44,4g. C. 35,4g. D. 37,2g.
Ví dụ 2: Biết thành phần % khối lượng của P trong tinh thể Na2HPO4.nH2O là 8,659%. Tinh thể muối ngậm nước đó có số phân tử H2O là
A. 12 B. 9 C. 11. D. 13
Ví dụ 3: Cho 2,13 gam P2O5 tác dụng hết với V ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa 4,48 gam muối. Giá trị của V là
A. 80 ml. B. 90 ml. C. 70 ml. D. 75 ml.
Ví dụ 4: Cho 2,13 gam P2O5 tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối. Bỏ qua sự thủy phân của các ion, giá trị của m là
A. 4,70. B. 4,48. C. 2,46. D. 4,37.
Ví dụ 5: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol P2O5, 0,15 mol K2O, 0,1 mol Na2O vào nước dư thu được dung dịch Y chứa m (gam) muối. Giá trị của m là :
A. 45,2 B. 43,5 C. 34,5 D. 35,4
Ví dụ 6: Cho 68,2 gam canxi photphat tác dụng với 39,2 gam dung dịch H2SO4 80%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B. Trong B chất có số mol ít nhất là :
A. 0,1 mol B. 0,12 mol C. 0,14 mol D. 0,08 mol
Bài tập rèn luyện
Câu 1: Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M vào 500 ml dung dịch KOH 1M. Muối tạo thành và khối lượng tương ứng khi kết thúc các phản ứng (bỏ qua sự thủy phân của các muối) là:
A. K2HPO4 17,4 gam; K3PO4 21,2 gam.
B. KH2PO4 13,6 gam; K2HPO4 17,4 gam.
C. KH2PO4 20,4 gam; K2HPO4 8,7 gam.
D. KH2PO4 26,1 gam; K3PO4 10,6 gam.
Câu 2:Cho x gam P2O5 tác dụng hết với 338ml dung dịch NaOH 4M.Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3x gam chất rắn.Giá trị của x là:
A. 11,36 B. 12,78 C. 22,72 D. 14,2
Câu 3: Lấy V ml dung dịch H3PO4 35%(d=1,25 g/ml)đem trộn với 100 ml dung dịch KOH 2 M thu được dung dich X có chứa 14,95 gam hỗn hợp hai muối K3PO4 và K2HPO4. Giá trị của V là:
A. 26,25 ml B. 21ml C. 7,35ml D. 16,8ml
Câu 4: Cho m gam P2O5 vào 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,3M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận X thu được 35,4 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:
A. 21,3 gam. B. 28,4 gam. C. 7,1 gam. D. 14,2 gam.
Câu 5: Cho 7,1 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch KOH 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được hỗn hợp gồm các chất là:
A. KH2PO4 và K2HPO4. B. KH2PO4 và H3PO4.
C. KH2PO4 và K3PO4. D. K3PO4 và K2HPO4.
Câu 6. Hòa tan hết 0,15 mol P2O5vào 200 gam dung dịch H3PO4 9,8%, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng hết với 750 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Khối lượng muối trong Y là :
A. 14,2 gam Na2HPO4; 41,0 gam Na3PO4.
B. 30,0 gam NaH2PO4; 35,5 gam Na2HPO4.
C. 45,0 gam NaH2PO4; 17,5 gam Na2HPO4.
D. 30,0 gam Na2HPO4; 35,5 gam Na3PO4.
Câu 7: Cho 14,2 gam P2O5 vào 300 ml dung dịch KOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan là:
A. K2HPO4 và K3PO4. B. K3PO4 và KOH.
C. KH2PO4 và H3PO4. D. K2HPO4 và KH2PO4.
Câu 8: Hòa tan 3,82 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là
A. 20,95 gam. B. 16,76 gam. C. 12,57 gam. D. 8,38 gam.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam P rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol KOH. Sau khi các phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m + 9,72 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 1,86 B. 1,55 C. 2,17 D. 2,48
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam P sau đó hòa tan hoàn toàn sản phẩm cháy vào H2O thu được dung dịch X. Người ta cho 300ml dung dịch KOH 1M vào X sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn thu được 18,56 gam rắn khan. Giá trị của m là:
A. 2,48 B. 2,265 C. 1,86 D. 1,24
...
Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải bài tập về H3PO4 (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!