YOMEDIA

Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh dưới đây để hiểu sâu sắc hơn về bài thơ này trong chương trinh Ngữ văn 8. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đập đá ở Côn Lôn để nắm vững hơn kiến thức cần đạt khi học tiết văn này.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và tác giả Phan Châu Trinh
  • Dẫn dắt vào vấn đề: hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
    • Bố cục: đề, thực, luận, kết
  • Nội dung
    • Hình ảnh ngang tàng, khí phách của người anh hùng được thể hiện qua công việc đập đá:
      • Khẩu khí đầy ngang tàng, sừng sững của chí làm trai với lòng kiêu hãnh và khát vọng hành động mãnh liệt: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/ Lừng lẫy làm cho lở núi non”
      • Hình ảnh người tù đẹp đẽ, hùng tráng. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong tư thế ngạo nghễ, vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc  lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.
      • Xách búa đánh tan
      • Ra tay đạp bể
    • Ý chí chiến đấu sắc son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày
      • Tháng ngày gian khổ chỉ càng làm tôi luyện sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, hun đúc ý chí chiến đấu sắc son.
      • Tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí trước gian lao thử thách. Có sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tin thần. Thể hiện sự bất khuất trước gian nguy. Trung thành với lí tưởng yêu nước
      • Những người có gan làm chuyện lớn khi phải chịu cảnh tù đày chỉ là việc nhỏ.Tự hào kiêu hãnh công việc mình theo đuổi.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá chung về hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh

Gợi ý làm bài

Phan Châu Trinh là một nhà nho yêu nước sớm có tinh thần dân chủ. ông người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Thân sinh ông là Phan Văn Bình, một võ quan từng tham gia hoạt động chống Pháp trong phong trào Cần Vương. Năm 1885, thân phụ mất khi ông mới 13 tuổi. Năm 1892, ông đi học và nổi tiếng học giỏi, là bạn học chung với Huỳnh Thúc Kháng.1900, ông đỗ cử nhân, đồng khoa với Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc. Được bổ làm thừa biện bộ Lễ một thời gian, nhưng ông bỏ làm quan, hoạt động cứu nước. Hoạt động yêu nước của ông đã góp phần làm dấy lên phong trào đấu tranh cách mạng đầu thế kỉ XX. Cũng như nhiều nhà cách mạng khác, Phan Châu Trinh còn sáng tác thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.

Nói về Côn Lôn, nay là Côn Đảo, đó là một hòn đảo nước ta, nằm ở tận cùng tổ quốc, bốn bề sông nước, bị Pháp chiếm đóng từ 1861 đến 1945 để giam giữ những phạm nhân chính trị, có những câu thơ từ nhà tù ấy truyền tụng rằng:

"Núi Côn Lôn được pha bằng máu

Đất Côn Lôn năm sáu lớp xương người

Mỗi bước chân che lấp một cuộc đời..."

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Câu thơ gợi nhớ sự tích Nữ Oa vá trời, khắc đậm hình ảnh và ý nghĩa của công việc đập đá, làm lờ núi non kia là đang làm công việc lớn lao đầy ý nghĩa như vá trời, như đang đỡ lấy vận mệnh của đất nước. Tầm vóc lớn lao ấy thật đối lập với chuyện con con. Quả thực, gian nan là chuyện thường tình của những bậc anh hùng khi lỡ bước.

Bằng cảm xúc mãnh liệt, chân thật, hình ảnh nhân vật đã biểu hiện tâm hồn, khí phách, nhiệt tình cách mạng của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh trong hoàn cảnh lỡ bước. Đó cũng là khí phách và hình tượng tiêu biểu cho cả một thế hệ yêu nước, vào đầu thế kỉ XX ở nước ta như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Đình Phùng .....

Hi vọng rằng, với tài liệu văn mẫu trên, các em đã có thêm những cảm nhận sâu sắc hơn về hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh trong chương trình Ngữ văn 8. Chúc các em học tốt hơn bài thơ với tài liệu này

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON