Mời các em cùng tham khảo Một số dạng bài tập ôn chuyên đề đại cương Hóa hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2020 được hoc247 biên soạn và tổng hợp từ các trường THPT Hợp Giang. Tài liệu gồm 100 câu trắc nghiệm với đáp án chi tiết rõ ràng sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài môn Hóa học 11. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh.
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HỢP GIANG
Phần 1: Bài tập luyện tập củng cố lý thuyết
Dạng 1: BT viết ĐPCT:
Bài 1: Hãy viết CTCT của các chất sau
a) C5H11Cl.
CH3-CH2-CH2-CH2-CH2 –Cl
CH3-CH2-CH2-CH2-CHCl-CH3
CH3-CH2-CH2-CHCl-CH2-CH3
(CH3)2CH-CH2-CH2 –Cl
CH3-CH2-CH(CH3)-CH2 –Cl
(CH3)3C-CH2 –Cl
(CH3)2CCl-CH2-CH3
(CH3)2CH-CHCl-CH3
b) C4H8 (có 1 liên kết đôi hoặc mạch vòng)
CH2=CH-CH2-CH3
CH3-CH=CH-CH3
CH2=C(CH3)2
c) C4H10O.( Phân tử có 1 nhóm OH)
CH3-CH2-CH2-CH2-OH
CH3-CH2-CHOH-CH3
(CH3)2CH-CH2-OH
(CH3)2COH-CH3
d) C3H8O.( Phân tử có 1 nhóm OH).
CH3-CH2-CH2-OH;
CH3-CHOH-CH3
Dạng 2: BT Viết PTPƯ-Tính chất hóa học
Dạng 3: BT nhận biết các hiđrocacbon
Bài 1: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các chất khí: C2H6 , C2H4, C2H2.
Hướng dẫn giải
Cho lần lượt các khí đi qua dung dịch AgNO3/NH3. Khí nào bị giữ lại tạo kết tủa vàng thì đó là khí C2H2.
Hai khí ra khỏi dung dịch AgNO3/NH3, không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là C2H6, C2H4.
Cho 2 khí còn lại đi qua dung dịch Br2, khí nào làm mất màu dung dịch Br2 là C2H4. Khí còn lại bay ra khỏi dung dịch Br2 là C2H6.
Phương trình hoá học:
C2H2 + 2[Ag(NH3)2 ]OH → C2Ag2 + 4NH3 + 2H2O
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: benzen, toluen, stiren
Hướng dẫn: dùng dung dịch KMnO4
- Chất làm mất mầu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là stiren
- Chất làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng là toluen
- Chất không làm mất màu dung dịch KMnO4 là benzen
HS tự viết PTPƯ
Phần 2: Bài tập giải toán hóa học
Dạng 1: BT xác định CTPT hợp chất hữu cơ
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam chất hữu cơ X (C,H,O) thu 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,08 g H2O. Ở trạng thái khí X nặng hơn không khí 2,069 lần. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2
B. C4H8O2
C. C2H4O
D. C4H6O2
Bài 2: Phân tích thành phần hợp chất A thu được kết quả thực nghiệm: C : 49,40%, H : 9,80%, N : 19,18%, còn lại là oxi, dA/ kk = 2,52. Công thức phân tử của hợp chất A là
A. C3H7NO.
B.C3H8NO.
C. C3H9NO.
D. C3H6NO.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam một ankan X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. CH4.
B. C2H6.
C. C3H8.
D. C4H10.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một hidrocacbon A thu được hỗn hợp X gồm CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X vào trong 3,6 lít dung dịch Ca(OH)2 0,5M thấy lượng kết tủa sinh ra hoàn toàn đồng thời khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm đi 57,2 gam. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp X vào trong 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,56M thì thấy lượng kết tủa bị tan đi một phần. Vậy A là
A. C8H18.
B. C9H6.
C. C8H8.
D. C7H12.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ankin A thu được V lít (đktc) hỗn hợp CO2 và H2O có tỉ khối so với hidro bằng 16,8. Vậy công thức phân tử của A và giá trị V là
A. C4H6 và 11,2.
B. C3H4 và 11,2.
C. C6H8 và 22,4.
D. C3H4 và 22,4.
Bài 6: Cho 0,1 mol một hiđrocacbon X mạch hở làm mất màu vừa đủ 300 ml dung dịch Br2 1M, tạo dẫn xuất có chứa 90,22% brom về khối lượng. X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa. Công thức cấu tạo của X là
A. CH C-CH2-C CH.
B. CH2=CH-C CH.
C. CH3-CH=CH-C CH.
D. CH C-CH2-CH=CH2.
Dạng 2: Bài tập xác định giá trị các chất
Bài 1: Hỗn hợp khí A gồm etilen và axetilen. Dẫn 3,36 lít khí A vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 24,0 gam kết tủa và có V lít khí thoát ra. Các thể tích đo ở đktc. Tính V và phần trăm về thể tích của các khí trong hỗn hợp A.
Bài 2: Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H4 và C2H2 lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 2,7 gam. Vậy trong 2,24 lít hỗn hợp X có
A. 0,56 lít C2H4.
B. C2H2 chiếm 50% khối lượng.
C. C2H4 chiếm 50% thể tích.
D. 1,12 gam C2H2.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
A. 70,0 lít.
B. 78,4 lít.
C. 84,0 lít.
D. 56,0 lít.
Dạng 3: BT về hiệu suất của phản ứng:
Bài 1. Người ta tiến hành điều chế thuốc nổ TNT từ metan. Tính khối lượng metan cần dùng để điều chế 1 kg thuốc nổ, biết hiệu suất của cả quá trình là 40%.
Bài 2: Crackinh 40 lít butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là
A. 40%.
B. 20%.
C. 80%.
D. 20%.
Bài 3: Crackinh 560 lít C5H12 thu được 1036 lít hỗn hợp X gồm nhiều hiđrocacbon khác nhau. Các khí đều được đo ở cùng điều kiện. Hiệu suất của phản ứng crackinh là
A. 75%.
B. 80%.
C. 85%.
D. 90%.
Dạng 4: BT tổng hợp các hiđrocacbon
Bài 1: Hỗn hợp X có tỉ khối =15 gồm C2H2, C2H4, C2H6, C3H4 và H2 được chứa trong bình có dung tích 2,24 lít (đktc). Cho một ít Ni (thể tích không đáng kể) vào bình rồi nung nóng một thời gian, sau đó dẫn hỗn hợp khí Y thu được qua bình chứa Br2 thu được 0,56 lit hỗn hợp khí Z (đktc) có = 20. Khối lượng bình Br2 tăng lên (m) có giá trị :
A. 2,19 gam
B. 2 gam
C. 1,5 gam
C. 1,12 gam
Bài 2: Hỗn hợp X có tỉ khối =15 gồm C2H2, C2H4, C2H6, C3H4 và H2 được chứa trong bình có dung tích 2,24 lít. Cho một ít Ni (thể tích không đáng kể) vào bình rồi nung nóng một thời gian, sau đó dẫn hỗn hợp khí Y thu được qua bình chứa Br2 thấy khối lượng bình Br2 tăng lên một lượng m = 2 (gam) và có V lít hỗn hợp khí Z ( = 20) thoát ra. Các khí đo ở đktc. V có giá trị :
A. 1,68 lít
B. 1,12 lít
C. 1,00 lít
D. 0,56 lít
Câu 3: Cho dãy chuyển hoá sau: CH4 → A → B → C → Cao su buna. Công thức phân tử của B là:
A. C4H6.
B. C2H5OH.
C. C4H4.
D. C4H10.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Một số dạng bài tập ôn chuyên đề đại cương Hóa hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hợp Giang. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: