Hoc247 xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh Lý thuyết và bài tập ôn thì HK2 năm 2020 môn Tin học 11, đề thi gồm 2 phần lý thuyết và bài tập trắc nghiệm có đáp án đi kèm, các em có thể đối chiếu đáp án từ đó có kế hoạch ôn tập cụ thể. Mời các em cùng tham khảo!
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN THI HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN TIN HỌC 11
I. Lý thuyết:
1. Bài 11: Kiểu mảng(mảng một chiều)
- Khái niệm và cách khai báo.
- Một số bài tập ví dụ, bài tập thực hành về mảng một chiều.
2. Bài 12: Kiểu xâu:
- Khái niệm, khai báo và các thao tác xử lí xâu.
- Một số bài tập ví dụ, bài tập thực hành về xâu.
3. Bài Bài 14 +15: Kiểu dữ liệu và Thao tác với tệp:
- Khai báo biến tệp và các thao tác với tệp(gắn biến tệp, mở tệp, đọc/ghi dữ liệu)
- Một số bài tập thao tác với tệp(đọc dữ liệu từ tệp, ghi dữ liệu ra tệp).
4. Bài 17: Chương trình con và phân loại chương trình con
- Khái niệm chương trình con.
- Phân loại và cấu trúc chương trình con: khái niệm hàm và thủ tục.
5. Bài 18: Cách viết và sử dụng chương trình con:
- Cách viết và sử dụng thủ tục: cấu trúc của thủ tục.
- Cách viết và sử dụng hàm: cấu trúc của hàm.
II. Lập Trình:
Sử dụng toàn bộ kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 17 để giải quyết các dạng bài toán như:
1. Viết chương trình tính diện tích hình vuông, cạnh a nhập từ bàn phím.
2. Viết chương trình tính diện tích hình tròn, bán kính r nhập từ bàn phím.
3. Viết chương trình tính diện tích hình tam giác, cạnh đáy a, đường cao h được nhập từ bàn phím.
4. Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhập vào 3 số thực.
- In 3 số thực vừa nhập ra màn hình.
- Tìm và in ra số lớn nhất.
- Tính tổng 3 số thực và in kết quả ra màn hình.
- Cho biết có bao nhiêu số âm.
5. Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhập mảng một chiều các số nguyên.
- In mảng một chiều các số nguyên vừa nhập.
- In ra các phần tử có giá trị chẵn (in số chẵn)
- Tính tổng các phần tử có giá trị dương và in kết quả ra màn hình.
- Đếm có bao nhiêu phần tử có giá trị lẻ.
II. Bài Tập Ôn Thi:
0001: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là :
A. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu
B. Tạo ra một hay nhiều báo cáo
C. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi
D. Tạo ra một hay nhiều bảng
0002: Thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL quan hệ?
A. Tạo cấu trúc bảng
B. Chọn khoá chính
C. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng
D. Nhập dữ liệu ban đầu
0005: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu?
A. Nhập dữ liệu ban đầu
B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp
C. Thêm bản ghi
D. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng
0006: Chỉnh sửa dữ liệu là:
A. Xoá một số quan hệ
B. Xoá giá trị của một vài thuộc tính của một bộ
C. Thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ
D. Xoá một số thuộc tính
0007: Xoá bản ghi là :
A. Xoá một hoặc một số quan hệ
B. Xoá một hoặc một số cơ sở dữ liệu
C. Xoá một hoặc một số bộ của bảng
D. Xoá một hoặc một số thuộc tính của bảng
0008: Thao tác nào sau đây không là khai thác CSDL quan hệ?
A. Sắp xếp các bản ghi
B. Thêm bản ghi mới
C. Kết xuất báo cáo
D. Xem dữ liệu
0009: Khai thác CSDL quan hệ có thể là:
A. Tạo bảng, chỉ định khóa chính, tạo liên kết
B. Đặt tên trường, chọn kiểu dữ liệu, định tính chất trường
C. Thêm, sửa, xóa bản ghi
D. Sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo
0010: Hai bảng trong một CSDL quan hệ được liên kết với nhau bởi các khóa. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Các khóa liên kết phải là khóa chính của mỗi bảng
B. Trong các khóa liên kết phải có ít nhất một khóa là khóa chính ở một bảng nào đó
C. Trong các khóa liên kết có thể không có khóa chính nào tham gia
D. Tất cả đều đúng
0011: Truy vấn cơ sở dữ liệu là gì?
A. Là một đối tượng có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ
B. Là một dạng bộ lọc
C. Là một dạng bộ lọc;có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ
D. Là yêu cầu máy thực hiện lệnh gì đó
0012: : Chức năng của mẫu hỏi (Query) là:
A. Tổng hợp thông tin từ nhiều bảng
B. Sắp xếp, lọc các bản ghi
C. Thực hiện tính toán đơn giản
D. Tất cả các chức năng trên
0014: Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua :
A. Địa chỉ của các bảng
B. Thuộc tính khóa
C. Tên trường
D. Thuộc tính của các trường được chọn (không nhất thiết phải là khóa)
0015: Trong bảng sau đây, mỗi học sinh chỉ có mộ mã số (Mahs)
Mahs |
HoTen |
Ngaysinh |
Lop |
Diachi |
Toan |
Li |
Hoa |
0001 |
Tran Van Thanh |
1-2-1990 |
12A |
Nội trú |
10 |
9 |
8 |
0002 |
Tran Van Thanh |
1-2-1990 |
12A |
20 Lê Lợi |
9 |
10 |
5 |
0003 |
Tran Van Thanh |
1-2-1990 |
12B |
Nội trú |
7 |
7 |
7 |
Khoá chính của bảng là:
A. Khoá chính = {Mahs}
B. Khoá chính = {HoTen, Ngaysinh, Lop, Diachi, Toan}
C. Khoá chính = {HoTen, Ngaysinh, Lop, Diachi, Li}
D. Khoá chính = {HoTen, Ngaysinh, Lop, Diachi}
0016: Giả sử một bảng có 2 trường SOBH (số bảo hiểm) và HOTEN (họ tên) thì nên chọn trường SOBH làm khoá chính hơn vì :
A. Trường SOBH là duy nhất, trong khi đó trường HOTEN không phải là duy nhất
B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải là kiểu số
C. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN
D. Trường SOBH là trường ngắn hơn
0017: Danh sách của mỗi phòng thi gồm có các trường : STT, Họ tên học sinh, Số báo danh, phòng thi. Ta chọn khoá chính là :
A. STT
B. Số báo danh
C. Phòng thi
D. Họ tên học sinh
0018: Khi cập nhật dữ liệu vào bảng, ta không thể để trống trường nào sau đây?
A. Khóa chính
B. Khóa và khóa chính
C. Khóa chính và trường bắt buộc điền dữ liệu
D. Tất cả các trường của bảng
0019: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về khoá chính?
A. Một bảng có thể có nhiều khoá chính
B. Mỗi bảng có ít nhất một khoá
C. Xác định khoá phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu
D. Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất
0020: Khẳng định nào là sai khi nói về khoá?
A. Khoá là tập hợp tất cả các thuộc tính trong bảng để phân biệt được các cá thể
B. Khoá là tập hợp tất cả các thuộc tính vừa đủ để phân biệt được các cá thể
C. Khoá chỉ là một thuộc tính trong bảng được chọn làm khoá
D. Khoá phải là các trường STT
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập ôn thì HK2 năm 2020 môn Tin học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.