Dưới đây là Lý thuyết và bài tập ôn tập Hidrocacbon không no môn Hóa học 11 năm 2020 do hoc27 biên soạn và tổng hợp. Bài tập gồm 2 phần lý thuyết và bài tập trắc nghiệm có đáp án. Mời các em cùng tham khảo.
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP HIĐROCACBON KHÔNG NO MÔN HÓA HỌC 11
A. LÝ THUYẾT
ANKEN (hay olefin)
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP:
1. Dãy đồng đẳng :
- CTTQ chung của dãy đồng đẳng anken là : CnH2n ( n ≥ 2 )
2. Danh pháp :
* Tên thông thường : Tên ankan – an + ilen
Ví dụ : CH2=CH2 etilen
CH2=CH–CH3 Propilen
* Tên thay thế: gọi tên theo cách sau :
- Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có chứa lk đôi
- Đánh số C mạch chính từ phía gần lk đôi hơn .
Gọi tên: vị trí nhánh – tên nhánh – tên C mạch chính – vị trí liên kết đôi – en
CH2=CH2 Eten CH2=CH-CH3 Propen
CH2=CH-CH2-CH3 But –1– en CH3-CH=CH-CH3 But –2–en
3. Đồng phân :
a) Đồng phân cấu tạo :
- Đồng phân vị trí lk đôi : CH2=CH-CH2-CH3; CH3-CH=CH-CH3
- Đồng phân mạch cacbon :
CH2= C(CH3)-CH2-CH3 ; CH2=CH-CH(CH3)-CH3
b) đồng phân hình học :
Ví dụ: But-2-en
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC :
1. Phản ứng cộng hiđrô: (Phản ứng hiđro hoá )
CH2=CH2 + H2 → CH3-CH3
2. Phản ứng cộng halogen: ( Phản ứng halogen hoá )
CH2=CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2– Br
-Anken làm mất màu của dung dịch brom → Phản ứng này dùng để nhận biết anken .
3. Phản ứng cộng nước và axit :
a) Cộng axit HX: CH2=CH2 + HCl → CH3CH2Cl
- Đối với các anken khác, nguyên tử halogen (trong HX) mang điện âm, ưu tiên đính vào nguyên tử C bậc cao (theo quy tắc Maccopnhicop).
* Quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX ( axit hoặc nước ) vào lk C=C của anken , H ( phần mang điện tích dương ) cộng vào C mang nhiều H hơn , Còn X- ( hay phần mang điện tích âm ) cộng vào C mang ít H hơn.
b) cộng nước : CH2=CH2 + H-OH → HCH2 – CH2OH
4. Phản ứng trùng hợp :
nCH2=CH2 → [- CH2 – CH2- ]n
monome polime .
-Phản ứng trùng hợp là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành phân tử lớn gọi là polime .
-Số lượng mắc xích trong một phân tử polime gọi là hệ số trùng hợp , kí hiệu n
5. Phản ứng oxi hoá :
a) Oxi hoá hoàn toàn : CnH2n + 3n/2O2 → nCO2+ nH2O nhận xét: đốt anken thu nCO2 = nH2O
b) Oxi hoá không hoàn toàn :
3CH2 = CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO – CH2 – CH2 – OH + 2MnO2 + 2KOH
Anken làm mất màu dd KMnO4 → Dùng để nhận biết anken .
III. ĐIỀU CHẾ :
Trong phòng thí nghiệm : CH3CH2OH → CH2=CH2 + H2O
Trong công nghiệp : CnH2n+2 → CaH2a+2 + CbH2b (với n = a +b)
C4H10 → C2H4 + C2H6
ANKIN
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:
1. Dãy đồng đẳng của ankin:
-Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở có một liên kết ba trong phân tử, có CTTQ là:CnH2n - 2 (n ³ 2)
- Cấu tạo của C2H2 : H - CC - H
2 . Đồng phân :
- Từ C4 trở đi mới có đồng phân.
Ví dụ: C5H8 có 3 đồng phân ankin .
CHC – CH2 – CH2 – CH3
CH3 – CC – CH2 – CH3
CHC – CH(CH3) – CH3
3. Danh pháp:
a. Tên thông thường
b. Tên thay thế.
II. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng cộng:
a) Phản ứng cộng hiđrô:
C2H2 → CH2 = CH2→ CH3 – CH3
C2H2 + H2 → CH2 = CH2
b) Phản ứng cộng brom, clo: CH º CH CHBr = CHBr CHBr2 = CHBr2
c) Phản ứng cộng HX (X là OH; Cl; Br; CH3COO ...) :
C2H2 →CH2 = CHCl → CH3 – CHCl2
C2H2 + HCl → CH2 = CH - Cl : vinyl clorua
+ Phản ứng cộng của ankin với HX cũng tuân theo quy tắc Maccopnhicop.
C2H2 + H -OH → CH2 = CH – OH → CH3CHO
[không bền] Anđehit axetic
d) Phản ứng đimehoá, trimehoá :
2 C2H2 → CHC – CH = CH2
3 C2H2 → C6H6
2 . Phản ứng thế bằng ion kim loại:
* Phản ứng của ank - 1- in:
C2H2 + AgNO3 + NH3 → C2Ag2 + 2NH4NO3
Bạc Axetilen
Nhận xét: Phản ứng này dùng để phân biệt ank - 1- in với anken và ankan.
3 . Phản ứng oxi hoá:
CnH2n - 2 + O2 → n CO2 + (n -1)H2O
b) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn: tương tự anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 .
III. Điều chế: Điều chế C2H2 .
- Từ CaC2: CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2
- Từ CH4: 2CH4 → C2H2 + 3H2
B. BÀI TẬP
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: 2- metyl buta-1,3-đien có công thức cấu tạo nào sau đây ?
A. CH2=C(CH3)-CH=CH-CH3.
B. CH2=C(CH3)-CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2.
D. CH2=C(CH3)-CH2-CH3.
Câu 2: Số đồng phân cấu tạo của ankin ứng với công thức C4H6 là :
A.3. B.2. C.4. D.5.
Câu 3: Xác định X, Z trong chuỗi sau: CH4 → X→ Y → Z → Caosubuna (với điều kiện phản ứng có đủ) X, Z lần lượt là:
A. C2H6; C2H4. B. C2H4; C2H2.
C. C2H2; C4H6. D.C2H2; C4H4.
Câu 4: Phản ứng nào là phản ứng đặc trưng cho hiđrocacbon no?
A. Phản ứng cộng.
B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng cháy.
D. Phản ứng oxi hoá khử.
Câu 5: Hiện tượng kết tủa vàng xuất hiện khi cho Axetilen tác dụng với chất nào sau đây ?
A. dd AgNO3.NH3.
B. H2. Ni, t0.
C. dung dịch Br2.
D.NaOH.
Câu 6: Trong các chất sau đây, chất nào khồn làm mất màu dung dịch brom
A. metan
B. etilen.
C. axetilen.
D. buta- 1,3- ddien.
Câu 7: Phản ứng nào là phản ứng đặc trưng cho hiđrocacbon không no?
A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng cháy. D. Phản ứng oxi hoá khử.
Câu 8: Chất X có công thức CH3 – CH(CH3) – CH = CH2. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-3-en.
B. 3-metylbut-1-in.
C. 3-metylbut-1-en.
D. 2-metylbut-3-in
Câu 9: Propilen có CTPT nào sau đây?
A. C3H8. B. C3H6. C. C4H8. D. C4H10.
Câu 10: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2 = CH – CH2 – CH3.
B. CH3 – CH = C(CH3)2.
C. CH3 – CH = CH – CH2 – CH3.
D. (CH3)2 – CH – CH = CH2.
Câu 11: Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?
A.2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 12: Số liên kết σ có trong một phân tử But -1-en là
A.13. B. 10. C.12. D. 11.
Câu 13: 2- metyl buta-1,3-đien có công thức cấu tạo nào sau đây ?
A. CH2=C(CH3)-CH=CH-CH3. B. CH2=C(CH3)-CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=C(CH3)-CH2-CH3.
Câu 14: Công thức phân tử của buta-1,3-đien và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là
A. C4H6 và C5H10.
B. C4H4 và C5H8.
C. C4H6 và C5H8.
D. C4H8 và C5H10.
Câu 15: X là monome dùng để trùng hợp tạo ra cao su isopren. Cho biết tên của X là?
A. Buta-1,3-dien.
B. 2-metylbuta-1,3-dien.
C. 2,3-đimetylbuta-1,3-đien.
D. But-2-en.
Câu 16: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankin ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17: Hiện tượng kết tủa vàng xuất hiện khi cho Axetilen tác dụng với chất nào sau đây ?
A. dung dịch AgNO3.NH3.
B. H2. Ni, t0.
C. dung dịch Br2.
D. dung dịch NaOH.
Câu 18: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?
A. Ag2C2. B. CH4. C. Al4C3. D. CaC2.
Câu 19: Chất X có công thức: CH3 – CH(CH3) – CH =CH2. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-2-en.
B. 3-metylbut-1-in.
C. 3-metylbut-1-en.
D. 2-metylbut-3-in.
Câu 20: Công thức tổng quát của ankin là
A. CnHn+2. B. CnH2n+2. C. CnH2n. D. CnH2n-2.
Câu 21: Số đồng phân cấu tạo của ankin ứng với công thức C4H6 là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 22: Xác định X, Z trong chuỗi sau: CH4 → X → Y → Z → Caosubuna (với điều kiện phản ứng có đủ) X, Z lần lượt là:
A. C2H6; C2H4.
B. C2H4; C2H2.
C. C2H2; C4H6.
D.C2H2; C4H4.
Câu 23: Cho phản ứng: C2H2 + H2O → A. A là chất nào dưới đây?
A. CH2=CHOH.
B. CH3CHO.
C. CH3COOH.
D. C2H5OH.
Câu 24: Cho các chất sau: axetilen (1); propin (2);but-1-in (3); but-2-in (4); but-1-en-3-in (5). Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa?
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 25: Có 3 khí: C2H2, C2H4, C2H6. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây phân biệt 3 khí trên:
A. dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. dung dịch KMnO4.
C. dung dịch Brom.
D. dung dịch AgNO3 trong NH3, dung dịch Brom
Câu 26: Các chất nào phản ứng với but-2-in?
A. H2;H2O; AgNO3.NH3. B. HBr; AgNO3.NH3; Br2.
C. H2; H2O;Br2. D. H2O;Br2; AgNO3.NH3.
Câu 27: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 28: Cho các chất : etilen, axetilen, vinyl axetilen, but- I-in, but-2-in. Trong các chất trên,số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 29: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
B. buta-1,3-dien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
C. stiren; clobenzen; isoprene; but-1-en.
D. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
Câu 30: Polietilen là sản phẩm trùng hợp của CTCT nào?
A. CH3-CH3.
B. C2H2.
C. CH2 = CH2.
D. CH3 – CH = CH2.
Câu 31: Chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO3.NH3?
A. But-1-in. B. But-2-in. C. propin. D. etin.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập ôn tập Hidrocacbon không no môn Hóa học 11 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:
- Củng cố kiến thức chương Hidrocacbon không no, hidrocacbon thơm
- Bộ 8 đề kiểm tra 1 tiết Chương Hidrocacbon không no Hóa 11 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.