Hoc247 xin giới thiệu đến các em Lý thuyết Sinh sản ở động vật - Sinh học 11 nằm trong phần Ôn tập chương do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
I. Sinh sản vô tính ở động vật
1. Khái niệm sinh sản vô tính
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể mới có bộ NST giống hệt nó, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng..
- Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
* Các hình thức sinh sản vô tính chủ yếu ở động vật bao gồm:
2.1. Phân đôi
2.2. Nảy chồi
2.3. Phân mảnh
Phân mảnh ở giun dẹp
2.4. Trinh sản
- "Sinh sản đồng trinh", thuật ngữ khoa học gọi là trinh sản. Đây là hiện tượng noãn phát triển thành một cá thể trưởng thành mà không qua thụ tinh, con mẹ không cần giao phối . Các loài có khả năng trinh sản tự tạo bản sao cho mình. Trong hình là rệp cây tự sinh con non.
- Các hình thức của trinh sản bao gồm: Trinh sản đơn bội (ở ong, mối, kiến), kiểu phức tạp (ở loài thằn lằn Cnemidophorus, lưỡng thê) và trinh sản lưỡng bội.
- Cơ sở tế bào học:
- Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở nguyên phân đê tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.
- Ưu điểm của sinh sản vô tính:
- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.
- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn
- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
- Nhược điểm của sinh sản vô tính:
- Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
3. Ứng dụng
3.1. Nuôi mô sống
- Là tách mô từ cơ thể động vật, nuôi trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp giúp cho mô đó tồn tại và phát triển.
- Ứng dụng: nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da.
3.2. Nhân bản vô tính
- Là chuyển một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
II. Sinh sản hữu tính ở động vật
1. Sinh sản hữu tính là gì?
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển và hình thành cá thể mới.
2. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực (n) và trứng của con cái (n) đề tạo thành cá thể mới (2n)
- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau bao gồm: Hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi thai.
- Hình thành giao tử:
- Nguồn gốc: Buồng trứng và tinh hoàn.
- Cơ chế: Giao tử cái và giao tử đực có bộ NST đơn bội là nhờ quá trình giảm phân trong buồng trứng và tinh hoàn.
- Thụ tinh: là quá trình hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội (n) đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội.
- Phát triển phôi thai là quá trình phân chia và phân hoá tế bào để hình thành các cơ quan và cơ thể mới.
3. Các hình thức thụ tinh
Ở động vật có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh ngoài (xảy ra trong môi trường nước) và thụ tinh trong (xảy ra trong cơ quan sinh sản).
3.1. Thụ tinh ngoài
- Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái
- Con cái đẻ trứng trong môi trường nước, con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh.
- Đại diện: cá, ếch nhái,…
- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ qaun sinh sảm chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.
3.2. Thụ tinh trong
- Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể con cái.
- Xảy ra giao phối giữa con đực và con cái.
- Đại diện: Bó sát, chim và thú
- Đặc điểm : hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và đẻ con.
- Các hình thức sinh sản bao gồm đẻ trứng và đẻ con.
- Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật:
- Cơ thể:
- Cơ quan sinh sản chưa phân hóa à phân hóa.
- Cơ thể lưỡng tính → cơ thể đơn tính.
- Hình thức thụ tinh:
- Tự thụ tinh → thụ tinh chéo
- Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong
- Hình thức sinh sản:
- Đẻ trứng → đẻ con
- Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ → Trứng, con sinh ra được chăm sóc, bảo vệ
Trên đây là Lý thuyết ôn tập chương - Sinh học 11 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!