YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập chuyên đề Trao đổi nước và khoáng ở cơ thể thực vật Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thể ôn tập tốt kiến thức Trao đổi nước và khoáng ở cơ thể thực vật Sinh học 11 Hoc247 đã tổng hợp và biên soạn tài liệu Lý thuyết ôn tập chuyên đề Trao đổi nước và khoáng ở cơ thể thực vật Sinh học 11. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở CƠ THỂ THỰC VẬT

A. HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ

I. CƠ QUAN HP THỤ NƯỚC: Là rễ cây → rễ có đặc điểm phù hợp với chức năng.

1. Hình thái của hệ rễ:

Hệ rễ được phân hoá thành các rễ chính và rễ bên, trên các rễ có các miền lông hút nằm gần đỉnh ST.

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ.

  • Cơ quan hút nước của cây chủ yếu là rễ, một số cây thuỷ sinh có thể hút nước qua thân, lá.
  • Hệ rễ ăn sâu, lan rộng, phân nhánh, trên rễ có nhiều lông hút để có bề mặt và độ dài tăng lên nhiều.
  • Rễ có khả năng hướng nước, hướng hoá . . .
  • Cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và ion muối khoáng:
    • Miền trưởng thành: Có thể sinh các rễ bên.
    • Miền hấp thụ: Mang nhiều lông hút (thành mỏng không có cutin, không bào lớn, có nhiều ti thể → tạo Ptt lớn)
    • Miền sinh trưởng: Nhóm các TB phân sinh làm cho rễ dài ra.
    • Chóp rễ: Che chở mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị huỷ hoại.
  • Ở một số thực vật trên cạn, hệ rễ không có lông hút thì rễ có nấm rễ bao bọc giúp cho cây hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng, đây là phương thức chủ yếu. Nấm rễ là dạng thích nghi tự nhiên.
  • Ở những tế bào rễ non, vách của tế bào chưa suberin hoá cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng.

II. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ CÂY: gồm 2 giai đoạn: hấp thụ nước và khoáng:

1.  Giai đoạn: Hấp thụ nước và muối khoáng từ đất vào tế bào lông hút:

 

Hấp thụ nước

Hấp thụ ion khoáng

Cơ chế hấp thụ

- Cây hút được nước ở dạng tự do và dạng liên kết không chặt.

- Cơ chế thẩm thấu (thụ động) do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu (từ nơi có Ptt thấp đến nơi có Ptt cao) ó Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (Thế nước cao) trong đất → tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (Thế nước thấp hơn).

 

- Cây hút các ion khoáng (hòa tan trong nước) vào tế bào rễ có chọn lọc theo 2 cơ chế: Chủ động và thụ động.

  + Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng đi từ đất hoặc môi trường dinh dưỡng (nơi có

nồng độ ion cao) → tế bào lông hút (nơi có nồng động ion thấp hơn).

  + Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao di chuyển: đất hoặc môi trường dinh dưỡng (hàm lưọng ion khoáng thấp) → rễ ngược chiều građien nồng độ. Có tiêu tồn năng lượng ATP

Điều kiện xảy ra sự hấp thụ

Khi có sự chênh lệch thế nước giữa đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) và tế bào lông hút. Điều kiện này xảy ra do:

- Sự thoát hơi nước ở lá → hút nước lên phía trên làm giảm lượng nước trong tb lông hút

- Nồng độ các chất tan/ rễ cao → háo nước

Khi có sự chênh lệch nồng độ ion khoáng giữa đất và tế bào lông hút (theo cơ chế thụ động) hoặc có sự tiêu tốn năng lượng ATP (theo cơ chế thụ động).

 

* Những bằng chứng về sự hút nước chủ động của rễ: qua hiện tượng chảy nhựa và ứ giọt.

  • Hiện tượng rỉ nhựa (chảy nhựa): Nếu cắt ngang một thân cây nhỏ gần sát mặt đất → nối đoạn cắt với một ống cao su, hứng đầu ống cao su vào 1 cái cốc → nước trong ống cao su nhỏ ra từng giọt → gọi là sự rỉ nhựa và dịch tiết ra là dịch nhựa. Trong dịch này có chứa các chất vô cơ và hữu cơ. Nếu nối 1 ống cao su vào áp kế → ta có thể đo được lực đẩy của dòng nước từ rễ lên → lực đẩy đó là áp suất rễ ( 1 – 3atm). Ở các cây gỗ, áp suất rễ có giá trị cao hơn 3 – 10 atm. Hiện tượng rỉ nhựa khá phổ biến ở TV( ở cây Hai lá mầm nhiều - ở cây họ Lúa hiện tượng này ít) và khác nhau theo loài, tuổi, trạng thái sinh lí và sự ST.
  • Hiện tượng ứ giọt: ở 1 số cây trong điều kiện ẩm ướt → xuất hiện những giọt nước đọng ở đầu lá và mép lá. Hiện tượng này phổ biến ở cây họ Lúa và các cây trưởng thành như khoai tây, lúa nước, bầu bí, cải.

Hiện tượng ứ giọt thấy rõ khi đặt cây trong chuông bão hòa hơi nước. Sau 1 thời gian ta thấy các giọt nước ứ đọng trên các mép lá, mặt lá. Trong dịch nhựa cũng chứa các chất vô cơ và hữu cơ.

Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa của cây khi không có sự tham gia của quá trình thoát hơi nước đều do áp suất của rễ gây nên → bằng chứng đánh giá hoạt động của hệ rễ bình thường.

2.  Giai đoạn: Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: 2 con đường:

  • Con đường Apoplast: qua Thành tế bào – gian bào:
    • Đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào đến nội bì bị đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất.
    • Tốc độ nhanh, không được chọn lọc.
  • Con đường Symplast: qua Chất nguyên sinh – không bào:
    • Xuyên qua tế bào chất của các tế bào.
    • Tốc độ chậm nhưng các chất đi qua được chọn lọc.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VỚI QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ CÂY:

Độ thẩm thấu (áp suất thẩm thấu), độ axit (pH) và lượng O2 của môi trường (độ thoáng khí) → sự hình thành, phát triển của lông hút → quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.

B. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

  • Sau khi nước và các ion khoáng di chuyển vào mạch gỗ của rễ thì chúng được vận chuyển trong cây:  Nước → Rễ → Thân → Lá → Dạng hơi
  • Trong cây có 2 dòng mạch:
    • Dòng mạch gỗ (dòng đi lên) vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất → mạch gỗ của rễ → dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan toả đến lá và những phần khác nhau của cây.
    • Dòng mạch rây (dòng đi xuống) vận chuyển các chất hữu cơ từ các tế bào quang hợp ở phiến lá → cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ.

Đặc điểm phân biệt

Dòng mạch gỗ

(dòng đi lên)

Dòng mạch rây

(dòng đi xuống)

Cấu tạo

- Là cơ quan vận chuyển ngược chiều trọng lực(P).

- Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống. Các tế bào cùng loại nối kế tiếp nhau tạo nên những ống dài từ rễ lên lá.

- Là cơ quan vận chuyển cùng chiều trọng lực (P).

- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

Thành phần dịch

Chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (các axit amin, vitamin, hooc môn) được tổng hợp ở rễ.

Các sản phẩm đồng hoá ở lá, chủ yếu là: saccarôzơ, axit amin… cũng như một số ion khoáng được sử dụng lại như kali.

Động lực đẩy dòng mạch

- Là phối hợp của 3 lực:

+ Lực đẩy (áp suất rễ) : 2 – 10 atm.

+ Lực hút do thoát hơi nước: 30 – 40 atm.

+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách tế bào mạch gỗ : 300 - 350 atm.

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận hoặc chứa (rễ, củ, quả, thân...).

C. QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ

{-- Nội dung phần D. quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật của tài liệu Trao đổi nước và khoáng ở cơ thể thực vật Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

D. QUÁ TRÌNH DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT

{-- Nội dung phần D. quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật của tài liệu Trao đổi nước và khoáng ở cơ thể thực vật Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Lý thuyết ôn tập chuyên đề Trao đổi nước và khoáng ở cơ thể thực vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON