HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề trao đổi chất Sinh học 8 năm 2020 có đáp án gồm phần nội dung lý thuyết ôn tập và phần bài tập trắc nghiệm được biên soạn và tổng hợp đầy đủ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng tham khảo!
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA
SINH HỌC 8 NĂM 2020
A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT
1. Trao đổi chất
a. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
- Cơ thể lấy các chất cần thiết (thức ăn, nước, muối khoáng và O2) từ môi trường qua hệ tiêu hóa và hệ hô hấp đồng thời cơ thể thải ra môi trường khí CO2 và các chất cặn bã.
- Mỗi hệ cơ quan có vai trò nhất định trong sự trao đổi chất.
Bảng vai trò hoạt động trao đổi chất các cơ quan
b. Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong
- Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết
+ Mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết: Máu mang theo nhiều dưỡng chất đi nuôi dưỡng cơ thể, tuy nhiên máu không trao đổi chất trực tiếp với các tế bào mà thông qua nước mô (nước mô được hình thành từ máu, thẩm thấu qua thành mạch). Nước mô bao quanh các tế bào trong khi mạch máu chỉ len lỏi tới các mô. Nước mô trực tiếp trao đổi chất với tế bào: cung cấp các chất dinh dưỡng và nhận các chất thải từ tế bào. Nước mô trao đổi chất với tế bào xong không thấm ngược trở lại máu mà hình thành 1 dòng chảy riêng chính là bạch huyết.
- Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
+ Tế bào tiếp nhận từ môi trường trong: các chất dinh dưỡng và O2 được sử dụng cho các hoạt động sống.
+ Đồng thời tế bào thải vào môi trường trong: các sản phẩm phân huỷ, khí CO2 và được đưa đến các cơ quan bài tiết, tiêu hóa và phổi để thải ra ngoài.
c. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào
- Trao đổi chất ở 2 cấp độ có liên quan mật thiết, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Nếu trao đổi chất ở 1 cấp độ ngừng lại thi cấp độ kia sẽ bị ngừng lại và cơ thể sẽ không tồn tại và phát triển.
- Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ môi trường: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.
2. Chuyển hóa
a. Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Đồng hoá: quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.
- Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ và giải phóng năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống, kể cả năng lượng cho đồng hoá.
Đặc điểm quá trình chuyển hóa và đồng hòa
- Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:
+ Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá.
+ Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá mạnh hơn dị hoá.
Sơ đồ chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào
⇒ Như vậy trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng xảy ra bên trong các tế bào.
⇒ Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bất đầu từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.
b. Chuyển hóa cơ bản
- Chuyển hóa cơ bản được tính bằng kJ trong 1 giờ đối với 1 kg khối lượng cơ thể.
- Khi chuyển hóa cơ bản 1 người , nếu sự chênh lệch quá lớn -> đang ở trạng thái bệnh lí.
- Chuyển hoá cơ bản là quá trình sử dụng năng lượng tiêu dùng ở mức tối thiểu khi cơ thể ở trạng thái nghi ngơi hoàn toàn (khi đó cơ thể chỉ sử dụng nãng lượng cung cấp cho hoạt động của tim, của các cơ thể và duy trì thân nhiệt).
- Ở cơ thể bình thường, chuyển hoá cơ bản giữ ở một mức ổn định.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hệ bài tiết không thải ra ngoài môi trường thành phần nào dưới đây?
A. Mồ hôi
B. Nước tiểu
C. Phân
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 2. Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?
A. Nước tiểu
B. Mồ hôi
C. Khí ôxi
D. Khí cacbônic
Câu 3. Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ?
A. 4 cấp độ
B. 3 cấp độ
C. 2 cấp độ
D. 5 cấp độ
Câu 4. Nguyên liệu đầu vào của hệ tiêu hoá bao gồm những gì ?
A. Thức ăn, nước, muối khoáng
B. Ôxi, thức ăn, muối khoáng
C. Vitamin, muối khoáng, nước
D. Nước, thức ăn, ôxi, muối khoáng
Câu 5. Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbônic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài?
A. Phổi B. Dạ dày
C. Thận D. Gan
Câu 6. Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì?
A. Khí ôxi và chất thải
B. Khí cacbônic và chất thải
C. Khí ôxi và chất dinh dưỡng
D. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng
Câu 7. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến
A. Cơ quan sinh dục.
B. Cơ quan hô hấp
C. Cơ quan tiêu hoá.
D. Cơ quan bài tiết.
Câu 8. Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể?
A. Hệ tiêu hoá
B. Hệ hô hấp
C. Hệ bài tiết
D. Hệ tuần hoàn
Câu 9. Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ cơ quan nào dưới đây?
A. Hệ hô hấp
B. Hệ tiêu hoá
C. Hệ bài tiết
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 10. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là
A. Nước mô.
B. Dịch bạch huyết.
C. Máu.
D. Nước bọt.
Câu 11. Đồng hoá xảy ra quá trình nào dưới đây?
A. Giải phóng năng lượng
B. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp
C. Tích luỹ năng lượng
D. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản
Câu 12. Chuyển hoá cơ bản là
A. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
B. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
C. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
D. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
Câu 13. Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình
A. Đều xảy ra sự tổng hợp các chất.
B. Đều xảy ra sự tích luỹ năng lượng.
C. Đối lập nhau.
D. Mâu thuẫn nhau.
Câu 14. Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Sinh công
C. Sinh nhiệt
D. Tổng hợp chất mới
Câu 15. Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá?
A. Người cao tuổi
B. Thanh niên
C. Trẻ sơ sinh
D. Thiếu niên
Câu 16. Chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá?
A. Nước B. Prôtêin
C. Xenlulôzơ D. Tinh bột
Câu 17. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của mấy hệ cơ quan?
A. 3 B. 1
C. 2 D. 4
Câu 18. Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu?
A. Hạch thần kinh
B. Dây thần kinh
C. Tuỷ sống
D. Não bộ
Câu 19. Loại hoocmôn nào dưới đây tham gia vào quá trình chuyển hoá đường trong cơ thể?
A. Glucagôn
B. Insulin
C. Ađrênalin
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 20. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành
A. Quang năng. B. Cơ năng.
C. Nhiệt năng. D. Hoá năng.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
D |
C |
A |
A |
C |
D |
D |
C |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
D |
C |
A |
A |
A |
C |
D |
D |
C |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: