YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm Quá trình hô hấp ở thực vật Sinh học 11

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Kiến thức trọng tâm Quá trình hô hấp ở thực vật Sinh học 11 để giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về quá trình hô hấp ở thực vật như: các yếu tố tham gia, yếu tố xúc tác,.... Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA

HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

I. Định nghĩa

- Nguyên liệu:  C6H12O6(Glucôzơ)  và O2

- Sản phẩm tạo thành:H2O;CO2 và ATP

- Hô hấp là quá trình ôxy hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng.

C6H12O6 + O2  = 6CO2 + 6H2O + 870kJ/mol ( nhiệt + ATP)

2. Vai trò của hô hấp

-  Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng .

- Năng lượng hóa học được giải phóng dạng ATP,sử dụng cho hoạt động sống

- Tạo nhiều sản phẩm trung gian ,là nguyên liệu để tổng hợp các chất trong cơ thể.

II. Cơ quan và bào quan hô hấp

1. Cơ quan hô hấp: hô hấp xảy ra ở tất cả các cơ quan của cơ thể.

2.Bào quan hô hấp: là Ti thể

III. Cơ chế hô hấp

- Cơ chế của quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: (Đường phân)

C6H12O6 →  CH3-CO-COOH +ATP +NADH

(Glucôzơ)                (Axit piruvíc)

Giai đoạn 2:

- Nếu có O2 :Hô hấp hiếu khí

- Nếu không có O2: Hô hấp kị khí (lên men)

Axít piruvíc → Rượu êtilíc + CO2 + N lượng

Axít piruvíc → Axit Lactíc + N.lượng

- Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể theo chu trình Crep:

Axit piruvíc → CO2+ ATP + NADH + FADH2

(CH3CO- COOH)

Giai đoạn 3

- Chuyền êlectron và phốtphorin hóa ôxi tạo ATP và H2O, cần có O2

So sánh phân giải kị khí và phân giải hiếu khí

Dấu hiệu so snh

Phân giải kị khí

Phân giải hiếu khí

Nơi xảy ra

Tbc

Ty thể

Nhu cầu O2

Không

Chuỗi truyền điện tử

Không

Sản phẩm cuối cng

Acid lactic, etylic

CO2 , H2O , 36ATP

Hiệu quả năng lượng

thấp

Cao

IV. Hệ số hô hấp

 - Là tỷ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.

V. Hô hấp sáng

*Khái niệm: Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.

* Điều kiện: Khi cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt và O2 tích luỹ nhiều. (khoảng gấp 10 lần so với CO2) Enzim cacbôxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hoá ribulôzơ- 1,5 điphôtphat đến CO2 xảy ra kế tiếp nhau qua 3 bào quan:bắt đầu từ lục lạp qua perôxixôm và kết thúc bằng sự thải khí CO2 tại ti thể. Cường đội quang hợp cao hơn hô hấp tối.

* Tác hại: Gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.

- Ý nghĩa:

+ Không tạo ra năng lượng ATP, nhưng lại tiêu tốn 30- 50% sản phẩm quang hơp.

+ Tạo ra một số axit amin.

VI. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường 

1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp

- Quang hợp và hô hấp là hai quá trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

+ Sản phẩm của quang hợp la nguyên liệu của hô hấp và ngược lại.

+ Hô hấp tạo ra năng luợng cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Vì vậy, có quang hợp sẽ có hô hấp.

2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường.

a. Nước

b. Nhiệt độ

c. Ôxi

d. Hàm lượng CO

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Quá trình hô hấp ở thực vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON