HỌC247 xin giới thiệu đến các em Hướng dẫn ôn tập môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Thánh Tôn. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2019-2020
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Sự điện li
- Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Định nghĩa: axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut, axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hòa, muối axit.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit theo định nghĩa. Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm. Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.
- Chất chỉ thị axit - bazơ: quỳ tím, phenolphtalein. Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: tạo thành chất kết tủa, chất điện li yếu hoặc chất khí.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn, tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng, tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
2. Nhóm nitơ
* Đơn chất của N và P:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên, điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp,tính chất hóa học.
- Phân tử nitơ bền do có liên kết ba, khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.,
-Tính oxi hóa (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra còn có tính khử (tác dụng với oxi và một số phi kim khác). Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học.
- Tính thể tích khí nitơ trong phản ứng hóa học, tính phần trăm thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.
* Hợp chất của N và P:
- NH3 (Amoniac): Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
+Tính chất hóa học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo), viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn, phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hóa học, tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng.
- Muối amoni: Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).
+Tính chất hóa học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân), ứng dụng, viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh họa cho tính chất hóa học, phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học, tính phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
- HNO3: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).
+HNO3 là axit mạnh và là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hóa học của HNO3.
+Tính phần trăm khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.
- H3PO4: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc.
- Muối photphat: Tính chất (tính tan, tác dụng với axit, với dung dịch muối khác), ứng dụng.
+ Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hóa học.
+Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, phần trăm muối photphat trong hỗn hợp.
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại, tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng, sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hóa học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng.
3. Nhóm cacbon
* Đơn chất của C và Si:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng, điều chế, tính chất hóa học (tính oxi hóa và tính khử .
* Oxit của C và Si (CO, CO2, SiO2)
- Tính chất vật lí, diều chế, tính chất hóa học (CO là oxit trung tính, tính khử. CO2 là oxit axit, SiO2 là oxit axit chỉ tác dụng với kiềm đặc nóng)
- Chú ý: CO2 phản ứng với NaOH, Ca(OH)2.
* Axit của C và Si (H2CO3, H2SiO3)
- Tính chất: H2CO3 là axit yếu, kếm bền. H2SiO3 là axit yếu < H2CO3
* Muối của C và Si (cacbonat và silicat)
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit, kiềm).
- Tính phần trăm muối cacbonat trong hỗn hợp.
4. Đại cương về hóa hữu cơ
- Khái niệm hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
- Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).
- Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.
B . BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
CHƯƠNG ĐIỆN LI:
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được:
A. KCl rắn, khan. B. Nước sông, hồ, ao. C. Nước biển. D. dd KCl trong nước.
Câu 2: Trong một dd có chứa 0,01 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,03 mol Cl- và x mol NO3-Vậy giá trị của x là
A. 0,05 mol. B. 0,04 mol. C. 0,03 mol. D. 0,01 mol
Câu 3: Khối lượng chất rắn khan có trong dd chứa 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg2+, 0,03 mol Cl- và a mol SO42- là:
A. 2,735 gam. B. 3,695 gam. C. 2,375 gam. D. 3,965 gam
Câu 4: Hòa tan 5,85gam NaCl vào nước được 0,5 lít dung dịch NaCl. Dung dịch này có nồng độ mol là:
A. 1M B. 0,2M C. 0,4M D. 0,5M
Câu 5. Trong các chất sau chất nào là chất ít điện li?
A. H2O B. HCl C. NaOH D. NaCl
Câu 6. Chọn những chất điện li mạnh trong số các chất sau:
a. NaCl
b. Ba(OH)2
c. HNO3
d. AgCl
e. Cu(OH)2
f. HCl
A. a, b, c, f. B. a, d, e, f. C. b, c, d, e. D. a, b, c.
Câu 7: Cho các chất: NaHCO3, NaCl, NaHSO4, Na2HPO3, Na2HPO4, Na2CO3, CH3COONa. Số muối axit là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 8. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3 B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3
C. Na2SO4, HNO3, Al2O3 D. NaCl, ZnO, Zn(OH)2
Câu 9: Trung hòa 500 ml dung dịch HNO3 0,4M cần V lit dung dịch KOH 0,2M. Giá trị của V là?
A. 1 lit B. 10 lit C. 0,5 lit D. 0,2 lit
Câu 10: Dung dịch H2SO4 0,10M có :
A. pH = 1 B. pH < 1 C. pH > 1 D. [H+] > 2,0M
Câu 11: Dung dịch CH3COOH 0,1M có
A. pH > 1 B. pH < 1 C. pH = 1 D. pH = 7.
Câu 12: Trộn 200 ml dd H2SO4 0,05 M với 300 ml dd NaOH 0,06 M. pH của dung dịch thu được là
A. 2,4 B. 2, 9 C. 4,2 D. 4,3
Câu 13: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.
Câu 14: Trộn 300ml dd HCl 0,05M với 200ml dd Ba(OH)2 aM ta thu được 500ml dd có pH=12 . Giá trị của a là:
A. 0,04 B. 0,06 C. 0,03 D. 0,05
Câu 15. Có 10ml dd axit HCl có pH = 3. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dd axit có pH = 4?
A. 90ml B. 100ml C. 10ml D. 40ml
Câu 16: Tập hợp ion nào sau đây có thể tốn tại trong cùng một dung dịch:
A. NH4+, Na+, OH-, SO42- B. Ba2+, Pb2+, CO32-,
C. OH-, SO42-, H+, Mg2+. D. H+, Ba2+, HCO3-, Cl-
Câu 17. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dd Na2SO4 . Hiện tượng quan sát được là :
A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa trắng C. Có kết tủa vàng D . Không có hiện tượng gì
Câu 18. Vì sao nước luột rau muống đang xanh, vắt chanh vào thì màu nhạt đi?
A. Trong nước luột rau có chứa chất chỉ thị màu. B. Làm tăng độ pH
C. Làm giảm pH D. Nồng độ H+ giảm.
Câu 19: Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol: NaCl (1), C2H5OH (2), CH3COOH (3), K2SO4 (4). Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về độ dẫn điện của dung dịch ?
A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (2), (1), (4). C. (2), (3), (1), (4). D. (2), (1), (3), (4).
Câu 20. Cho phương trình ion thu gọn: S2- + 2H+ → H2S. Phương trình ion thu gọn đã cho biểu diễn bản chất của các phản ứng hoá học nào sau đây?
A.FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S B.H2SO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S
C.2CH3COOH + K2S → 2CH3COOK+H2S D.BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S
CHƯƠNG N-P:
Câu 1: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.
C. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3 bền . D. phân tử N2 không phân cực
Câu 2. Trong các câu sau:
a) N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với O2
b) N2 thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng với H2 và kim loại như Li, Mg.
c) nitơ trong công nghiệp bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
d) Phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để tổng hợp ammoniac.
e)Trong tự nhiên nitơ tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất.
g) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh học.
Số câu đúng là: A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 3. Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.
A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2 B.8,4 lít N2 và 25,2 lít H2
C.268,8 lít N2 và 806,4 lít H2 D.134,4 lít N2 và 403,2 lít H2
Câu 4. Phân đạm ure rất thích hợp với nhiều loại cây nhưng vì sao không được trộn chung với vôi để bón ruộng?
A. Ure dễ tan trong nước. B. Hàm lượng đạm cao.
C. phản ứng tạo NH3 làm giảm tác dụng của đạm. D. Làm tăng độ pH của đất.
Câu 5. NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các đk coi như có đủ ):
A. HCl ,O2 , Cl2 , CuO ,dd AlCl3.
B. H2SO4 , PbO, FeO ,NaOH .
C. HCl , KOH , FeCl3 , Cl2 .
D. KOH , HNO3 , CuO , CuCl2 .
Câu 6. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?
A. NH4Cl → NH3 + HCl
B. NH4HCO3 → NH3 + H20 + CO2
C. NH4NO3 → NH3 + HNO3
D. NH4NO2 → N2 + 2 H2O
Câu 7. Dẫn khí NH3 đến dư vào 200 ml dd hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 1M và FeCl3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 7,4g B. 74g C. 58,4g D. 54,8g
Câu 8. Trong các kết luận sau:
a) Giấy quỳ ẩm chuyển sang màu xanh khi cho vào bình đựng khí amoniac.
b) Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dd MgSO4 và lắc đều thấy có kết tủa trắng tạo thành.
c) Cho NH3 dư lần lượt vào 4 dd muối: CuCl2 , FeCl3 , MgCl2 , AlCl3 thì thu được 3 chất kêt tủa.
d) Muối NH4HCO3 được ứng dụng làm bột nở trong thực phẩm.
e) Chất NaOH rắn hoặc bột CuO có thể làm khô được khí NH3.
g) Amoniac được sử dụng chủ yếu để sản xuất HNO3 và phân đạm.
Số kết luận đúng là:
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 9: Tổng hệ số cân bằng của phản ứng: M + HNO3 → M(NO3)2 + NO2 + H2O là
A. 10 B. 14 C. 20 D. 15
Câu 10: HNO3 tác dụng với nhóm chất nào sau đây không tạo ra chất khí?
A. CaCO3, Cu(OH)2 , Fe2O3, B. CuO, NaOH, Al2O3.
C. Fe(OH)3, Na2CO3, Al. D. KOH, FeS, C.
Câu 11: Tại sao khi điều chế HNO3 phải dùng muối NaNO3 rắn và H2SO4 đậm đặc mà không dùng axit thông thường và dung dịch muối?
A. Để hạn chế lượng nước có mặt trong phản ứng.
B. H2SO4 đậm đặc hút nước mạnh.
C. NaNO3 dễ tan.
D. HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
Câu 12: Dãy muối nào sau đây khi nhiệt phân sinh ra oxit kim loại:
A.Al(NO3)3, Hg(NO3)2, LiNO3 B. Zn(NO3)2 , Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
C.NaNO3, NH4 NO3 , Mg(NO3)2 D. Cr(NO3)2, RbNO3 , Ba(NO3)2
Câu 13. Trong các kết luận sau:
a) Axit HNO3 là chất lỏng, kém bền dễ bị phân hủy giải phóng khí NO2.
b) Phần lớn axit HNO3 được sản xuất để điều chế phân đạm.
c) Đun dung dịch NaNO3 (hoặc dd KNO3) với H2SO4 đặc thì điều chế được HNO3.
d) Trong công nghiệp nguyên liệu chính để sản xuất HNO3 là NH3 và không khí.
e) Muối nitrat chính là phân đạm nitrat.
g) Axit HNO3 tan rất ít trong nước.
Số kết luận đúng là:
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 1,62g Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít N2O duy nhất ở đktc. Giá trị của V là:
A. 1,26. B. 2,24. C. 8,96. D. 0,504.
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn m gam Mg vào dd HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít N2 duy nhất ở đktc. Giá trị của m là:
A. 7,2. B. 4,8. C. 9,6. D. 6,0.
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 24,3g Al vào dd HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là:
A. 6,72. B. 2,24. C. 8,96. D. 11,20.
Câu 17: Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dd HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là:
A. 8,32. B. 3,90. C. 4,16. D. 6,40
Câu 18: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
A. 10,08 gam. B. 6,59 gam. C. 5,69 gam. D. 5,96 gam.
Câu 19: Hòa tan 6g hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng HNO3 đặc nóng thóat ra 5,6 lít khí NO2 đktc. % khối lượng Cu trong hỗn hợp là:
A. 53,34% B. 46,66% C. 70% D. 90%
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Hướng dẫn ôn tập môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Thánh Tôn. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.