Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập chương Cảm ứng điện từ trong tài liệu Hướng dẫn giải bài tập về Tự cảm, Suất điện động cảm ứng và Năng lượng môn Vật Lý 11 năm 2020. Mời các em cùng tham khảo!
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP VỀ TỰ CẢM
- SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG - NĂNG LƯỢNG
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.
B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.
C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.
Giải
- Đáp án D
- Suất điện động tự cảm là trường hợp đặc biệt của suất điện động cảm ứng.
Câu 2: Đơn vị của hệ số tự cảm là:
A. Vôn (V).
B. Tesla (T).
C. Vêbe (Wb).
D. Henry (H).
Giải
- Đáp án D
- Đơn vị của hệ số tự cảm là Henri (H).
Câu 3: Biểu thức tính suất điện động tự cảm là:
A. e = -L(ΔI/Δt)
B. e = L.I
C. e = 4π. 10-7.n2.V
D. e = -L(Δt/ΔI)
Giải
- Đáp án A
- Biểu thức tính suất điện động tự cảm là e = -L(ΔI/Δt)
Câu 4: Biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây dài là:
A. L = -e(ΔI/Δt)
B. L = Φ.I
C. L = 4π. 10-7.n2.V
D. L = -e(Δt/ΔI)
Giải
- Đáp án C
- Biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây dài là L = 4π. 10-7.n2.V
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường.
B. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng cơ năng.
C. Khi tụ điện được tích điện thì trong tụ điện tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường.
D. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường.
Giải
- Đáp án D
- Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường.
- Năng lượng điện trường tồn tại trong tụ điện khi được tích điện.
Câu 6: Năng lượng từ trường trong cuộn dây khi có dòng điện chạy qua được xác định theo công thức:
\(\begin{array}{l} {\rm{A}}{\rm{.W}} = \frac{1}{2}C{U^2}\\ {\rm{B}}{\rm{.W}} = \frac{1}{2}L{I^2}\\ {\rm{C}}{\rm{.w}} = \frac{{\varepsilon {E^2}}}{{{{9.10}^9}.8\pi }}\\ {\rm{D}}{\rm{.w}} = \frac{1}{{8\pi }}{.10^7}.{B^2}.V \end{array}\)
Giải
- Đáp án B
- Năng lượng từ trường trong cuộn dây khi có dòng điện chạy qua được xác định theo công thức: W=LI2/2
Câu 7: Mật độ năng lượng từ trường được xác định theo công thức:
\(\begin{array}{l} {\rm{A}}{\rm{.W}} = \frac{1}{2}C{U^2}\\ {\rm{B}}{\rm{.W}} = \frac{1}{2}L{I^2}\\ {\rm{C}}{\rm{.w}} = \frac{{\varepsilon {E^2}}}{{{{9.10}^9}.8\pi }}\\ {\rm{D}}{\rm{.w}} = \frac{1}{{8\pi }}{.10^7}.{B^2} \end{array}\)
Giải
- Đáp án D
- Mật độ năng lượng từ trường được xác định theo công thức: w=107B2/8π
Câu 8: Một ống dây dài 50 cm, có 2000 vòng dây. Diện tích mặt cắt của ống dây là 25 cm2. Gỉa thuyết từ trường trong ống dây là từ trường đều. Độ tự cảm của ống dây đó là
A. 0,025 H. B. 0,015 H.
C. 0,01 T. D. 0,02 T.
Giải
- Đáp án A
- Độ tự cảm của ống dây là:
\(\begin{array}{l} L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}.S}}{t}\\ = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{{2000}^2}{{.25.10}^{ - 4}}}}{{0,5}} = 0,025(H) \end{array}\)
Câu 9: Tính độ tự cảm của cuộn dây biết sau thời gian Δt = 0,01 s, dòng điện trong mạch tăng đều từ 2 đến 2,5 A và suất điện động tự cảm là 0,10 V?
A. 10-3 H.
B. 2.10-3 H.
C. 2,5.10-3 H.
D. 3.10-3 H.
Giải
- Đáp án B
- Độ tự cảm của cuộn dây là:
\(L = \frac{{{E_{tc}}}}{{\left| {\frac{{\Delta l}}{{\Delta t}}} \right|}} = \frac{{0,1}}{{\left| {\frac{{2,5 - 2}}{{0,01}}} \right|}} = {2.10^{ - 3}}(H)\)
Câu 10: Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo công thức i = 0,4(5-t), i tính bằng A, t tính bằng s. Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005 H. Suất điện động tự cảm trong ống dây là
A. 0,001 V.
B. 0,002 V.
C. 0,0015 V.
D. 0,0025 V
Giải
- Đáp án B
- Suất điện động tự cảm trong ống dây là:
\({e_{tc}} = L.\left| {\frac{{\Delta l}}{{\Delta t}}} \right| = 0,005.0,4 = 0,002(V)\)
...
------( Nội dung đề và lời giải từ câu 11-16 của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Hướng dẫn giải bài tập về Tự cảm, Suất điện động cảm ứng và Năng lượng môn Vật Lý 11 năm học 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !