Các em cùng HOC247 thử sức với Đề thi KSCĐ lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 của Trường THPT Quang Hà ( Đề số 2) nhé. Đề thi với hệ thống câu hỏi được biên soạn theo cấu trúc và chuẩn kiến thức kĩ năng giúp dễ dàng ôn tập cũng như củng cố lại các kiến thức đã học. Chúc các em ôn luyện hiệu quả.
TRƯỜNG THPT QUANG HÀ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 2
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 11
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình. Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định“đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người. Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận“tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.
(Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách - Báo Tuổi Trẻ)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người? (0,5 điểm)
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến? (1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
........HẾT........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản: Nghị luận.
Câu 2:
Điều sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người là: phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người.
Câu 3: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến. Tác giả nói như vậy vì:
- “Tầm gửi” là lối sống dựa dẫm vào người khác, là những người kém bản lĩnh, bất tài.
- Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” là những người có lòng tự trọng, có ý thức về giá trị bản thân, luôn nỗ lực vươn lên để đạt được mục đích.
Câu 4
- Học sinh xác định được thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
- Học sinh lý giải hợp lý, thuyết phục.
II LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa dẫn chứng và phân tích; đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và yêu cầu của đề
Thân bài: Cảm nhận về cảnh cho chữ trong tác phẩm
Nội dung
- Vị trí của cảnh cho chữ: Nằm ở phần cuối tác phẩm, khi tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao. Mâu thuẫn của tình huống được giải quyết, vẻ đẹp của các nhân vật được bộc lộ rõ ràng.
- Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, thể hiện ở những điểm độc đáo khác thường:
- Không gian: Thông thường, việc cho chữ diễn ra ở những không gian sang trọng, thanh tĩnh; còn cảnh cho chữ trong tác phẩm lại diễn ra ở một buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Nhưng sau đó, ánh đuốc đỏ rực như xua đi tăm tối, sự thanh khiết cao quý tỏa ra từ tấm lụa trắng tinh và mùi thơm của chậu mực xua đi những tầm thường dơ dáy chốn ngục tù.
- Thời gian: Đêm cuối cùng của người tử tù. Nghịch lý xót xa ấy khiến cái đẹp trở nên mong manh, quý giá và giờ khắc tạo ra cái đẹp càng trang trọng, thiêng liêng.
- Tâm thế của người cho chữ và xin chữ: người cho chữ là kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” nhưng vẫn hiên ngang đĩnh đạc viết chữ và có lời khuyên thấu đáo, chân tình; còn kẻ xin chữ là viên quản ngục thì “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt lên phiến lụa óng”, sau khi nhận được lời khuyên đã “cảm động, vái người tù một vái”.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi KSCĐ lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Quang Hà ( Đề số 2). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---