Xin giới thiệu đến các em Đề ôn thi KSCĐ lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 của Trường THPT Quang Hà ( Đề số 1). Các em cùng HOC247 luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé. Chúc các em thành công.
TRƯỜNG THPT QUANG HÀ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 2
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 11
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống”, Nguồn: radiovietnam.vn /loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho vanhan)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’? (1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về quá trình hồi sinh của Chí Phèo kể từ sau khi gặp thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
........HẾT........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản: Nghị luận
Câu 2:
Nội dung chính của đoạn trích: Bàn về việc “cho” và “nhận” trong cuộc sống, khuyên mọi người hãy biết “cho” đi bởi vì khi cho đi nhiều nhất là nhận lại nhiều nhất.
Câu 3:
Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi vì:
- Đó là sự “cho” xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt.
- Khi cho đi những điều tốt đẹp mà không có sự toan tính thì ta sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn, những niềm vui vô hình mà ta không chạm vào được, cuộc sống cũng sẽ có ý nghĩa hơn.
Câu 4:
- Học sinh xác định được thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
- Học sinh lý giải hợp lý, thuyết phục.
II. LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.:Quá trình hồi sinh của Chí Phèo kể từ sau khi gặp thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa dẫn chứng và phân tích; đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả ,tác phẩm, yêu cầu của đề
2. Thân bài: Quá trình hồi sinh của Chí Phèo kể từ sau khi gặp thị Nở Nội dung
Nguyên nhân thức tỉnh: Cuộc gặp gỡ với thị Nở (cuộc tình và trận ốm) đã thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị vùi lấp ở Chí để hắn trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Chính sự quan tâm, chăm sóc của thị đã giúp Chí cởi bỏ cái vỏ quỷ dữ để sống lại làm người, khát khao hoàn lương, lương
Diễn biến tâm lí, tình cảm của Chí:
Từ tỉnh rượu tới tỉnh ngộ
- Bắt đầu là tỉnh rượu: Kể từ khi mãn hạn tù trở về, đây là lần đầu tiên Chí hết say, hoàn toàn tỉnh táo. Lần đầu tiên hắn nhận thức không gian của mình – căn lều: lắng nghe những âm thanh hằng ngày, tiếng chim hót, tiếng cười nói, anh thuyền chài gõ mái chèo…Chí không chỉ nghe mà còn cảm nhận, cảm xúc vui vẻ và hình dung, phán đoán. Lòng Chí bâng khuâng, tự nhận thức được tâm trạng của chính mình thấy lòng mơ hồ buồn.
- Tỉnh ngộ: Khi tỉnh táo, Chí đã nhận thức nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trước hết hắn nao nao buồn nhớ về những ngày rất xa xôi, nhớ một thời hắn đã từng mơ ước “có một gia đình nho nhỏ…” Đấy là quá khứ , còn hiện tại ? Chí thấy hiện tại của mình thật đáng buồn bởi “hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc”, “hắn đã thấy cái dốc bên kia của cuộc đời”. Tương lai đối với Chí còn đáng buồn hơn bởi hắn đã trông thấy trước quá nhiều điều bất hạnh: “tuổi già”, “đối rét” và “ốm đau” nhất là sự “cô độc”…
=> Sau những tháng ngày sống gần như vô thức, Chí tỉnh táo và suy nghĩ về cuộc đời mình. Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề ôn thi KSCĐ lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Quang Hà ( Đề số 1). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---