YOMEDIA

Đề thi thử THPT Quốc gia Ngữ văn 2017 - THPT Ngô Gia Tự

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu với các em đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn trường THPT Ngô Gia Tự kèm đáp án chi tiết và thang điểm. Tài liệu này sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc và luyện tập thực hành cách làm bài thi THPT Quốc gia 2017.

ADSENSE
YOMEDIA

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Trường THPT Ngô Gia Tự

 

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3

NĂM 2017

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 Điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“- Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Mình đi, ta hỏi thăm chừng
Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?

- Ðường về, đây đó gần thôi!
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao chẳng khuất non xanh
Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường.
Ngày mai về lại thôn hương
Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.”

(Trích Việt Bắc - Thơ Tố Hữu – NXB Giáo dục 2003)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3: Nêu kết cấu và tóm tắt nội dung của đoạn trích?

Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? (Trình bày từ 5 đến 7 dòng)

Phần II: Làm Văn (7,0 Điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về lối sống tình nghĩa của con người được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu?

Câu 2. (5,0 điểm)

Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: “Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất”.

Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

MÔN: NGỮ VĂN

Phần I. Lưu ý chung:

  • Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
  • Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
  • Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.

Phần II. Đáp án

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

 

Đọc hiểu

3,0

 

1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm

0,5

 

2

  • Câu hỏi tu từ (Mình về.....Chăng?/ Sáng đèn còn...rừng/ Bao giờ....vui?). Tác dụng: tạo ấn tượng đặc biệt cho đoạn thơ, nhắc nhở, khắc sâu trong lòng người ra đi những kỉ niệm với quê hương Việt Bắc.
  • Điệp ngữ
    • Lặp đi lặp lại cụm từ còn thấy, còn nhớ, tác dụng: nhấn mạnh, lay động tình cảm của người ra đi.
    • Lặp đi lặp lại từ ngày mai. Tác dụng: nhấn mạnh niềm tin, niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng.

1,0

 

3

  • Kết cấu đối đáp
    • Mượn lời đối đáp giữa kẻ ở, người đi, đoạn thơ gợi nhắc những kỉ niệm kháng chiến, bày tỏ tình cảm lưu luyến nhớ nhung tha thiết mặn nồng của người đi, kẻ ở, đồng thời khẳng định lối sống nghĩa tình, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng.

1,0

 

4

  • Học sinh tự do bày tỏ điều mình tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn thơ.
  • Cần lí giải vì sao mình tâm đắc nhất điều đó, trình bày từ 5 đến 7 dòng, thuyết phục thì cho điểm tối đa, chưa thuyết phục giám khảo tùy mức độ để cho điểm.

0,5

II

 

Làm văn

7.0

 

1

  • Lối sống nghĩa tình thể hiện ở thái độ sống trước sau như một, yêu thương, cảm thông, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, luôn biết ơn, trân trọng sự giúp đỡ của người khác...
  • Người sống không tình nghĩa, phản bội bè bạn, người thân, tổ quốc ...không biết yêu thương, trân trọng những người giúp đỡ mình, cho mình cuộc sống tốt đẹp... sẽ bị cười chê, lên án.
  • Bài học nhận thức và hành động
2,0

 

2

Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: "Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất".

Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

  • Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

  • Bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

  • Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
    • Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã có một số thành tựu xuất sắc, nhất là về đề tài miền núi.Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn làm nên tên tuổi của ông in trong tập Truyện Tây Bắc.
    • Giá trị hiện thực của truyện thế hiện tập chung ở việc tái hiện bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.
  • Giải thích ý kiến:
    • Giá trị hiện thực là khả năng tái hiện hiện thực của tác phẩm văn chương. Một tác phẩm có giá trị hiện thực khi miêu tả chân thực, đầy đủ, sinh động hiện thực cuộc sống, giúp người đọc có những hiểu biết sâu sắc về đối tượng mà nhà văn miêu tả.
    • Ý kiến là lời đánh giá về một biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, Tác phẩm miêu tả đầy đủ, chân thực số phận đau khổ, bất hạnh của đồng bào dân tộc miền núi dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất.
  • Phân tích – chứng minh:
    • Số phận đau khổ của cha mẹ Mị: Vì nghèo nên lấy nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí, mẹ Mỵ chết vẫn chưa hết nợ. Cha Mỵ sống trong đau khổ vì con gái phải làm người ở(danh nghĩa là con dâu) để trả nợ thay mình.
    • Số phận đau khổ của Mỵ:
      • Bị bắt làm con dâu gạt nợ.
      • Bị bóc lột sức lao động tàn tệ.
      • Bị đày đọa về tinh thần.
      • Bị chà đạp lên nhân phẩm.

=> Sự đày đọa khiến Mỵ tê liệt khát vọng sống, tê liệt ý thức đấu tranh, sống như con rùa trong xó cửa, như cái xác không hồn...

  • Số phận đau khổ của A Phủ:
    • Sinh ra đã bất hạnh (Bố mẹ, anh em không còn ai, cả làng chết hết vì bệnh dịch, 10 tuổi bị đem bán xuống bản người Thái...)
    • Lớn lên sống kiếp làm thuê, làm mướn, nghèo khó đến nỗi không có tiền cưới vợ.
    • Bị đánh đập, tra tấn dã man, bị phạt vạ, trở thành người làm công trừ nợ cho nhà thống lí.
    • Vì để hổ ăn thịt mất một con bò mà bị đánh, trói nhiều ngày, có thể sẽ bị chết.
  • Số phận đau khổ của những người dân khác:
    • Nhiều người bị trói rồi bỏ quên đến chết.
    • Có những người chưa già nhưng lưng đã còng rạp xuống. Trên đây chỉ trích dẫn một phần bộ câu hỏi kèm đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn của trường THPT Yên Lạc do Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc công bố. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc, cách ra đề thi năm nay và thực hành giải dạng đề thi THPT Quốc gia theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới.
5,0

Trên đây chỉ trích dẫn một phần bộ câu hỏi kèm đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 của trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem được đầy đủ đề thi kèm đáp án, các em vui lòng tải về máy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn luyện lại kiến thức và đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới.

--MOD Ngữ văn HỌC247 (tổng hợp)

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF