YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Hình học 11

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập và tổng hợp kiến thức Hình học chương 1 Toán lớp 11, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Hình học 11. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập. Chúc các em học tốt

ADSENSE

KIỂM TRA 1 TIẾT HÌNH HỌC 11

CHƯƠNG 1: PHÉP BIẾN HÌNH

 

1. KHUNG MA TRẬN

 

 

Chủ đề

Chuẩn KTKN

Cấp độ tư duy

Cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Phép tịnh tiến

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

6

 

30%

Phép quay

Câu 7

Câu 8

 

Câu 9

Câu 10

Câu 11

 

5

 

25%

Phép vị tự

 

Câu 12

Câu 13

 

Câu 14

Câu 15

Câu 16

 

5

 

25%

Phép dời hình

Câu 17

 

 

Câu 18

 

 

2

 

10%

Phép đồng dạng

 

Câu 19

 

Câu 20

 

2

 

10%

Cộng

6

 

30%

6

 

30%

6

 

30%

2

 

10%

20

 

100%

 

2. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG CẦN ĐÁNH GIÁ

1. Phép tịnh tiến

- Biết định nghĩa (Câu 2)

- Vận dụng được định nghĩa và công thức tọa độ của phép tịnh tiến (Câu 1, Câu 3, Câu 4, Câu 5, câu 6).

 

2. Phép quay

- Biết xác định ảnh của một điểm qua phép quay (Câu 7, Câu 9).

- Nắm được tính chất của phép quay (Câu 8, Câu 10).

- Vận dụng (mức thấp) được tính chất của phép quay (Câu 11)

 

3. Phép vị tự

- Sử dụng biểu thức tọa độ của phép vị tự để tìm ảnh của điểm, tâm vị tự (Câu 12, Câu 13).

- Vận dụng (mức thấp) tính chất và biểu thức tọa độ của phép vị tự để tìm ảnh của đường thẳng (Câu 14), tìm ảnh đường tròn (Câu 15) .

- Vận dụng (mức độ cao) biểu thức tọa độ của phép vị tự và tính chất hình học phẳng để tìm tọa độ của một điểm (Câu 16).

 

4. Phép dời hình

- Biết khái niệm về tính chất của phép dời hình (Câu 17)

- Vận dụng (mức thấp) được định nghĩa và tính chất của phép dời hình (Câu 18)

 

5. Phép đồng dạng

- Biết được định nghĩa các phép dời hình và phép đồng dạng (Câu 19).

- Vận dụng (mức thấp) tìm ảnh của đường tròn qua phép hợp thành của phép vị tự và phép quay (Câu 20).

3. BẢNG MÔ TẢ CHI TIẾT NỘI DUNG CÂU HỎI

 

CHỦ ĐỀ

CÂU

MÔ TẢ

Phép tịnh tiến

 

1

Nhận biết: Biết công thức tọa độ phép tịnh tiến để tìm tọa độ một điểm qua phép tịnh tiến.

2

Nhận biết: Biết định nghĩa tìm ảnh của một hình qua phép tịnh tiến.

3

Thông hiểu: Biết công thức tọa độ phép tịnh tiến để tìm tọa độ một đường tròn qua phép tịnh tiến.

4

Thông hiểu: Biết công thức tọa độ phép tịnh tiến để tìm tọa độ điểm cho ảnh qua phép tịnh tiến.

5

Vận dụng thấp: Biết công thức tọa độ phép tịnh tiến và tính chất phép tịnh tiến để tìm vectơ tịnh tiến.

6

Vận dụng cao: Biết công thức tọa độ phép tịnh tiến và tính chất phép tịnh tiến để tìm tọa độ điểm thỏa mãn điều kiện cho trước.

Phép quay

 

7

Nhận biết: Xác định ảnh của điểm qua phép quay trên hình vẽ.

8

Nhận biết: Các tính chất của phép quay.

9

Thông hiểu: Tìm tọa độ ảnh của một điểm qua phép quay

10

Thông hiểu: Tính giá trị biểu thức liên quan đến tọa độ của ảnh của một điểm qua phép quay.

11

Vận dụng thấp: Tính chất bảo toàn khoảng cách để tính độ dài ảnh của một dây cung là giao điểm của đường thẳng và đường tròn qua một phép quay.

Phép vị tự

 

12

Thông hiểu: Biểu thức tọa độ của phép vị tự để tìm tọa độ của một điểm qua phép vị tự khi biết điểm tạo ảnh.

13

Thông hiểu: Biểu thức tọa độ của phép vị tự để tìm tọa độ của tâm vị tự khi biết điểm tạo ảnh và điểm ảnh.

14

Vận dụng thấp: Sử dụng tính chất và biểu thức tọa độ của phép vị tự để tìm ảnh của đường thẳng.

15

Vận dụng thấp:  Sử dụng tính chất và biểu thức tọa độ của phép vị tự để tìm ảnh của đường tròn.

16

Vận dụng cao: Vận dụng biểu thức tọa độ của phép vị tự và tính chất hình học phẳng (đường tròn Ơ le) để tìm tọa độ của một điểm.

Phép dời hình

17

Nhận biết: Các tính chất của phép dời hình

18

Vận dụng thấp: Vận dụng định nghĩa để tìm ra phép dời hình khi thực hiện liên tiếp hai phép biến hình.

Phép đồng dạng

 

19

Nhận biết: Nhớ định nghĩa các phép dời hình và phép đồng dạng để tìm mệnh đề sai.

20

Vận dụng thấp: Tìm ảnh của đường tròn qua phép hợp thành của phép vị tự và phép quay.

 

4. ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho vectơ \(\overrightarrow v  = (2; - 1)\) và điểm M(-3; 2) . Tìm tọa độ ảnh M' của điểm M qua phép tịnh tiến theo vectơ v.

A. .M'(1; -1)                 B. M'(-1; 1)                   C. M'(5; 3).                D. M'(1; 1).

Câu 2: Cho hình thang ABCD có AB, CD là hai đáy và CD=2AB . Gọi E là trung điểm của CD. Ảnh của tam giác ADE qua phép tịnh tiến theo vec tơ \(\overrightarrow {AB} \) là

A. tam giác BEC.           B. tam giác AEB.               C. tam giác ABC.       D. tam giác ABC       

Câu 3: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} - 2x + 4y - 4 = 0\) . Viết phương trình đường tròn (C') là ảnh của  (C) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {v\,}  = \left( {3;3} \right)\).

           A. \((C'):{\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4\).                                               

B. .\((C'):{\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 9\)

           C. \((C'):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 9\)

     D. \((C'):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 4\)

 Câu 4: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hai điểm A(0;2) và B(4;1) . Điểm N(2; -3) là ảnh điểm M qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {AB} \). Tìm tọa độ điểm M.

A. M(-2; -2)         B. M(2; 2)                C.   M(-1; 6)          D. M(1; 6)

Câu 5: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho đường thẳng \(d':3x + 4y + 6 = 0\) là ảnh của đường thẳng \(d:3x + 4y + 1 = 0\) qua phép tịnh tiến theo vectơ v. Tìm tọa độ vectơ v có độ dài ngắn nhất.

A. \(\overrightarrow v  = \left( {\frac{{ - 3}}{5};\frac{4}{5}} \right).\)          B. \(\overrightarrow v  = \left( {\frac{3}{5};\frac{{ - 4}}{5}} \right).\)          C.  \(\overrightarrow v  = (3;4).\)               D. \(\overrightarrow v  = ( - 3;4).\)

5. HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1.  Ta có       \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x^/} = x + a = 2 - 3 =  - 1}\\
{{y^/} = y + b =  - 1 + 2 = 1}
\end{array}} \right.\)

Câu 2.

Sử dụng định nghĩa tìm được đáp án A.

 

Câu 3:  Đường tròn (C) có tâm I(1; -2) và bán kính R=3. \({T_{\overrightarrow v }}(C) = \left( {C'} \right)\) suy ra (C') có bán kính R'=R=3 và tâm J thỏa mãn \(\overrightarrow {IJ}  = \overrightarrow v  \Rightarrow J\left( {4;1} \right)\). Suy ra \((C'):{\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 9\) chọn B.

Câu 4: Vectơ tịnh tiến \(\overrightarrow u  = \overrightarrow {AB}  = \left( {4; - 1} \right)\)

Ta có \(\overrightarrow {MN}  = \overrightarrow u \). Tìm được \(M\left( { - 2; - 2} \right)\)   

6. PHƯƠNG ÁN NHIỄU

Câu 3:

 A. Tính nhầm bán kính đường tròn .

 C. Nhầm \(\overrightarrow {JI}  = \overrightarrow v \)

 D. Nhầm cả A và C.

Câu 4:

             B. Nhầm \(\overrightarrow {NM}  = \overrightarrow {AB} \).

 C. Nhầm \(\overrightarrow {AB}  = \left( {4;3} \right)\)

 D. Nhầm cả B và C.

Câu 5:

 B. Nhầm hướng vectơ tịnh tiến.

 C. Nhầm vectơ tịnh tiến với vectơ pháp tuyến hai đương thẳng.

 D. Nhầm vectơ tịnh tiến với vectơ chỉ phương hai đương thẳng.

Câu 6:

 B. Không chú ý điểm J dưới Ox.

 C. Nhầm diện tích giảm tỉ lệ với đường cao.

 D. Nhầm diện tích giảm tỉ lệ với cạnh đáy.

Câu 7:

            A. Nhầm vì quay theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ).

            B. Nhầm vì quay từ D.

            D. Học sinh đoán mò.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây trích một phần nội dung Tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Hình học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

​​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF