Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tài liệu Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Chu Văn An, bao gồm cả đáp án. Bài kiểm tra này đặc trưng với các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trong chương trình Công nghệ Cơ khí KNTT. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hỗ trợ các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi giữa Học kỳ 2 sắp tới.
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN THI: CÔNG NGHỆ 11 KNTT Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
1. Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Sơ đồ khối của hệ thống cơ khí động lực gồm mấy phần?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2. Máy công tác của xe máy đó là
A. Động cơ. B. Xích. C. Đai. D. Bánh sau xe máy.
Câu 3. Đâu là máy móc thuộc lĩnh vực giao thông?
A. Ô tô. B. Máy đào. C. Máy đầm. D. Ô tô, máy đào, máy đầm.
Câu 4. Loại máy móc nào có vai trò phục vụ vận chuyển con người và hàng hóa?
A. Máy móc thuộc lĩnh vực giao thông.
B. Máy móc thuộc lĩnh vực xây dựng.
C. Máy tĩnh tại.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 5. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực là gì?
A. Là nghề nghiệp của những người thực hiện công việc xây dựng các bản vẽ, tính toán, mô phỏng ... các sản phẩm máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.
B. Là thực hiện các công việc gia công, chế tạo, .... các máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.
C. Là thực hiện lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh.
D. Là thực hiện các công việc kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, thay thế, điều chỉnh, ... các bộ phận của máy, thiết bị cơ khí động lực.
Câu 6. Yêu cầu đối với người làm nghề lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực là gì?
A. Có kiến thức về máy, thiết bị cơ khí động lực.
B. Có kinh nghiệm vận hành máy, thiết bị cơ khí động lực.
C. Có năng lực vận hành máy, thiết bị cơ khí động lực.
D. Có kiến thức, kinh nghiệm cũng như năng lực vận hành về máy, thiết bị cơ khí động lực.
Câu 7. Động cơ đốt trong là động cơ nhiệt có quá trình nào xảy ra bên trong xi lanh động cơ?
A. Đốt cháy nhiên liệu.
B. Biến đổi nhiệt năng thành công cơ học.
C. Đốt cháy nhiên liệu và biến đổi nhiệt năng thành công cơ học.
D. Đốt cháy nhiên liệu hoặc biến đổi nhiệt năng thành công cơ học.
Câu 8. Động cơ đốt trong phân loại theo nhiên liệu sử dụng là
A. Động cơ xăng.
B. Động cơ 2 kì.
C. Động cơ làm mát bằng nước.
D. Động cơ 1 xilanh.
Câu 9. Động cơ đốt trong có mấy cơ cấu?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Động cơ đốt trong có cơ cấu nào sau đây?
A. Cơ cấu bôi trơn.
B. Cơ cấu phân phối khí.
C. Cơ cấu khởi động.
D. Cơ cấu bôi trơn, cơ cấu phân phối khí, cơ cấu khởi động.
Câu 11. Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu là gì?
A. Tạo mô men quay để dẫn động đến máy công tác.
B. Cung cấp nhiên liệu để duy trì hoạt động của động cơ.
C. Duy trì nhiệt độ các chi tiết máy trong động cơ trong giới hạn nhất định.
D. Khởi động để động cơ tự làm việc.
Câu 12. Điểm chết là gì?
A. Là vị trí mà tại đó pít tông đổi chiều chuyển động.
B. Là vị trí mà tại đó thanh truyền đổi chiều chuyển động.
C. Là vị trí mà tại đó trục khuỷu đổi chiều chuyển động.
D. Là vị trí mà tại đó bugi đổi chiều chuyển động
Câu 13. Điểm chết trên là gì?
A. Là điểm chết mà tại đó pít tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
B. Là điểm chết mà tại đó thanh truyền ở xa tâm trục khuỷu nhất.
C. Là điểm chết mà tại đó trục khuỷu ở xa tâm trục khuỷu nhất.
D. Là điểm chết mà tại đó nắp máy ở xa tâm trục khuỷu nhất.
Câu 14. Có thể tích xilanh nào sau đây?
A. Thể tích toàn phần.
B. Thể tích buồng cháy.
C. Thể tích công tác.
D. Thể tích toàn phần, thể tích buồng cháy, thể tích công tác.
Câu 15. Tỉ số nén ở động cơ Diesel thường là
A. 14. B. 25. C. 14 – 25. D. 6.
Câu 16. Một chu trình công tác của động cơ 4 kì được thực hiện bởi mấy vòng quay của trục khuỷu?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Ở kì nạp của động cơ Diesel 4 kì:
A. Xu páp thải đóng.
B. Pít tông đi từ ĐCD đến ĐCT.
C. Xu páp nạp đóng.
D. Xu páp thải mở.
Câu 18. Ở kì nén của động cơ Diesel 4 kì, xu páp nào đóng?
A. Xu páp nạp.
B. Xu páp thải.
C. Xu páp nạp và xu páp thải.
D. Không có xu páp nào đóng.
Câu 19. Thể tích xilanh giới hạn bởi:
A. Đỉnh pít tông.
B. Xilanh.
C. Nắp máy.
D. Đỉnh pít tông, xilanh và nắp máy.
Câu 20. Thể tích buồng cháy:
A. Là thể tích xilanh khi pít tông ở ĐCD.
B. Là thể tích xilanh khi pít tông ở ĐCT.
C. Là thể tích xilanh giới hạn bởi xilanh và hai tiết diện đi qua các điểm chết.
D. Là thể tích cacte.
Câu 21. Kí hiệu của thể tích công tác là
A. Va. B. Vc. C. Vh. D. ↋.
Câu 22. Ở kì nạp của động cơ xăng 4 kì, nạp vào trong xilanh là
A. Xăng. B. Diesel. C. Không khí. D. Không khí và xăng.
Câu 23. Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì, chu trình công tác tương ứng với mấy hành trình của pít tông?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Cửa khí ở động Diesel 4 kì là
A. Cửa nạp. B. Cửa thải. C. Cửa quét. D. Cửa nạp, cửa thải.
Câu 25. Đơn vị đo của tốc độ quay là gì?
A. Vòng/ phút. B. kW. C. HP . D. N.m.
Câu 26. Công suất có ích là
A. Là tốc độ quay của động cơ tại đó động cơ phát công suất lớn nhất theo thiết kế.
B. Công suất của động cơ phát ra từ trục khuỷu để truyền tới máy công tác.
C. Là mô men truyền từ trục khuỷu ra máy công tác.
D. Là khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
Câu 27. Kí hiệu của tốc độ quay động cơ là
A. n. B. Ne. C. Me. D. Gnl.
Câu 28. Ở động cơ xăng 2 kì, chi tiết nào làm nhiệm vụ đóng, mở các cửa khí?
A. Xilanh. B. Nắp máy. C. Pít tông. D. Thanh truyền.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Cho biết vai trò của áo nước (cánh tản nhiệt) trên thân xilanh?
Câu 2 (1 điểm). Vì sao trên động cơ phải có hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát?
…………………HẾT…………………
2. Đáp án
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
Câu 13 |
Câu 14 |
C |
D |
A |
A |
A |
D |
C |
A |
B |
B |
B |
A |
A |
D |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
Câu 25 |
Câu 26 |
Câu 27 |
Câu 28 |
C |
B |
A |
C |
D |
B |
C |
D |
B |
D |
A |
B |
A |
C |
II. Phần tự luận
Câu 1.
Khi sử dụng áo nước hoặc cánh tản nhiệt ta không kiểm soát được nhiệt độ của dầu bôi trơn, đồng thời dầu nhờn truyền nhiệt rất kém nên sử dụng áo nước hay cánh tản nhiệt sẽ không đạt được hiệu quả cao. Vì thế không dùng áo nước hoặc cánh tản nhiệt để làm mát ở cacte.
Câu 2.
Trên động cơ phải có hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát vì:
Nếu không có chất bôi trơn, kim loại tiếp xúc trực tiếp và chuyển động qua nhau sẽ tạo ra ma sát và sinh nhiệt, gây hao mòn động cơ và giảm tuổi thọ động cơ nhanh chóng.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Chu Văn An. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.