Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa học kì 1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều năm 2021-2022 Trường THCS Xuân Diệu có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS XUÂN DIỆU |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của mỗi câu trả lời đúng.
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên trong nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
[...] Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm.
[...] Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi.
[...] Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhỏ đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.
[...] Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Câu 1. Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có đề cập đến cuộc khởi nghĩa nào trong lịch sử dân tộc?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Lí Bí.
C. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
D. Khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc lãnh đạo.
Câu 2. Giặc ngoại xâm được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là giặc nào?
A. Giặc Ân.
C. Giặc Thanh.
B. Giặc Minh.
D. Giặc Tống.
Câu 3. Địa bàn diễn ra cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong truyền thuyết thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Thanh Hóa
B. Hà Tĩnh.
C. Nghệ An.
D. Hà Nội.
Câu 4. Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì?
A. Thanh gươm thần.
B. Chiếc nỏ thần.
C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc.
D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Câu 5. Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?
A. Lê Lợi.
B. Lê Lai.
C. Nguyễn Trãi.
D. Lê Thận.
Câu 6. Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?
A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang.
C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng.
D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật.
Câu 7. Ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là gì?
A. Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính nhân dân của cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo.
B. Lên án hành động xâm lược của quân giặc đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
C. Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 8. Trên báu vật của đức Long Quân có khắc hai chữ gì và ý nghĩa của nó ra sao?
A. Hai chữ “Hoàn Kiếm”, có ý nghĩa là trả kiếm.
B. Hai chữ “Minh Công”, có nghĩa là gươm được trao cho người tài giỏi.
C. Hai chữ “Thuận Thiên”, có nghĩa là thuận theo ý trời.
D. Hai Chữ “Tả Vọng”, có nghĩa là gươm được giao ở hồ Tả Vọng.
Câu 9. Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê lợi mượn gươm báu?
A. Vì Lê Lợi đã nhiều lần cầu khấn đức Long Quân cho mượn gươm.
B. Vì đức Long Quân muốn thử tài và đức của Lê lợi.
C. Vì thế lực của nghĩa quân còn non yếu.
D. Vì đức Long Quân muốn thử tác dụng của báu vật.
Câu 10. Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân đã sai ai lên đòi lại báu vật?
A. Rùa Vàng.
B. Tự Đức Long Quân đi lấy.
C. Long Vương.
D. Cung nữ.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. C
2. B
3. A
4. A
5. D
6. B
7. D
8. C
9. C
10. A
II. TỰ LUẬN
a. Dàn ý:
* Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về kỉ niệm em định kể.
* Thân bài:
- Địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.
- Diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc (Chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ… đặc sắc đáng nhớ).
- Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.
* Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó.
- Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy.
b. Bài gợi ý:
Trong cuộc đời, chúng ta sẽ trải qua rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Đối với tôi, những kỉ niệm khiến tôi cảm thấy ấn tượng nhất chính là bên cạnh bạn bè, thầy cô dưới mái trường tiểu học.
Ngôi trường của tôi là trường tiểu học duy nhất của xã. Ngày đầu tiên bước vào trường học, tôi cảm thấy rất ấn tượng. Ngôi trường của em rất to và đẹp, nó được đặt ngay ở khu trung tâm của xã. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng bạch đàn thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng em tới trường. Bước qua cổng trường, em đã gặp ngay bác trống nằm tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Có lẽ vì chưa có ai đánh thức nên bác vẫn còn ngủ say.
Mới ngày nào còn bỡ ngỡ, mà năm năm học trôi qua thật nhanh. Tôi đã trải qua rất nhiều kỉ niệm đẹp bên thầy cô, bạn bè. Mỗi giờ học căng thẳng nhưng rất bổ ích. Mỗi giờ giải lao sôi động cùng với bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, đá cầu… Thật nhiều kỉ niệm mà tôi không thể nhớ được hết.
Nhưng đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ nhất một kỉ niệm xảy ra khi tôi học lớp 2. Hôm ấy vào giờ ra chơi, chúng tôi rủ nhau chơi đá cầu. Cả nhóm đang chơi vui vẻ thì bỗng có tiếng nói: “Các bạn cho tôi cùng chơi với được không?”. Thì ra là Hạnh - người bạn mới chuyển đến từ một tuần trước. Trong ấn tượng của tôi, Hạnh là một người bạn hiền lành, nhưng khá nhút nhát. Đã chuyển đến một tuần nhưng Hạnh vẫn chưa hòa nhập được với lớp. Vậy mà hôm nay, Hạnh lại chủ động đề nghị được chơi cùng khiến chúng tôi cảm thấy rất bất ngờ. Cả nhóm không ai bảo ai, nhìn nhau mỉm cười rồi cùng hô to: “Đồng ý”. Khi bắt đầu trò chơi, chúng tôi chia ra làm hai đội thi đấu với nhau. Tôi cùng đội với Hạnh. Điều kỳ lạ là Hạnh tuy dáng người nhỏ bé lại không cao nhưng rất nhanh nhẹn và khéo léo. Đội của tôi liên tiếp dành chiến thắng trong cuộc đấu. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Và sau buổi ra chơi hôm đó, Hạnh đã trở nên hòa đồng hơn. Còn tôi thì tìm được một người bạn mới. Tôi và Hạnh đã trở thành bạn tốt của nhau.
Thời gian trôi qua thật nhanh, khi lên cấp hai, gia đình tôi chuyển nhà đi rất xa. Tôi không còn được gặp những người bạn cũ nữa. Đối với tôi, những kỉ niệm đẹp đẽ hồi cấp một sẽ còn mãi trong tâm trí.
Trên đây là nội dung Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều năm 2021-2022 Trường THCS Xuân Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !