HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Đề cương ôn thi THPT QG năm 2020 môn GDCD 11. Tài liệu gồm các câu hỏi trắc nghiệm theo từng bài học nhằm giúp các em ôn tập chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT QG sắp tới. Mời quý thầy cô và các em tham khảo.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QG NĂM 2020 MÔN GDCD 11
BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Sản xuất của cải vật chất
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
- Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất
- Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội
- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
⇒ Sản xuất của cải vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
- Sức lao động:
+ Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần được vận dụng trong quá trình sản xuất.
+ Sức lao động gồm: thể lực và trí lực.
+ Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
- Đối tượng lao động:
+ Đối tượng lao động là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Đối tượng lao động có hai loại: Đối tượng lao động có sẵn (gỗ, đất đai, khoáng sản…) và đối tượng lao động qua tác động của lao động (sợi để dệt vải, sắt thép, xi măng…).
+ Cùng với sự phát triển của lao động sản xuất và khoa học kĩ thuật, đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú. Con người ngày càng tạo ra những nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng theo ý muốn.
+ Cần có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
- Tư liệu lao động:
+ Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Phân loại tư liệu lao động:
• Công cụ lao động.
• Kết cấu hạ tầng.
• Hệ thống bình chứa.
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
a. Phát triển kinh tế
- Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.
- Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung:
+ Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở sự tăng trưởng kinh tế.
+ Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định. Cơ sở của tăng trưởng kinh tế:
• Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
• Phát triển kinh tế đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế.
• Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
• Gắn với chính sách dân số phù hợp.
• Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và tiến bộ.
+ Công bằng xã hội.
b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội
- Đối với cá nhân: Tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cá nhân.
- Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình, xây dựng gia đình văn hóa.
- Đối với xã hội:
+ Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện. Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lí của nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
+ Là điều kiện kiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn vè kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.
BÀI 2: HÀNG HOÁ – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
1. Hàng hóa
a. Hàng hóa là gì?
- Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.
b. Đặc điểm hàng hóa
- Là một phạm trù lịch sử tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.
- Sản xuất chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng hữu cơ hay phi vật thể.
c. Hai thuộc tính của hàng hóa
- Hàng hóa gồm có hai thuộc tính:
+ Giá trị sử dụng:
• Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
• Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một vật được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng.
• Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.
+ Giá trị hàng hóa:
• Giá trị của hàng hóa chính là hao phí sức lao động mà người sản xuất phải có để làm ra một đơn vị hàng hóa.
• Hao phí lao động từng người sản xuất được gọi là thời gian lao động cá biệt.
• Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa.
• Nền sản xuất hàng hóa lượng giá trị không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động cần thiết.
• Thời gian lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình trong những hoàn cảnh xã hội nhất định.
• Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa.
• Người có: TGLĐCB < TGLĐXHCT: Lãi, TGLĐCB > TGLĐXHCT: Thua lỗ.
⇒ Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hóa. Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
2. Tiền tệ
a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ
- Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
+ Hình thái giá trị đơn giản.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái chung của giá trị.
+ Hình thái tiền tệ.
- Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa.
b. Các chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị:
+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).
+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.
- Phương tiện lưu thông:
+ Theo công thức: Hàng – tiền – hàng (tiền là môi giới trao đổi).
+ Trong đó, Hàng – Tiền là quá trình bàn, Tiền – Hàng là quá trình mua.
- Phương tiện cất trữ: Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng, vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị.
- Phương tiện thanh toán: Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán ( trả tiền mua chịu hàng hóa, mua nợ, nộp thuế…).
- Tiền tệ thế giới: Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái.
c. Quy luật lưu thông hàng hóa
- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luât quy định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.
- Quy luật này được thể hiện: M= (P X Q) / V
+ M: số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông.
+ P: mức giá của đơn vị hàng hóa.
+ Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông.
+ V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
3. Thị trường
- Thị trường là lĩnh vực trao đổi , mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
- Các chức năng cơ bản của thị trường:
+ Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
+ Chức năng thông tin.
+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
⇒ Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng dành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
{-- xem tiếp nội dung Đề cương ôn thi THPT QG năm 2020 môn GDCD 11 ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn thi THPT QG năm 2020 môn GDCD 11. Để xem toàn bộ nội dung tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề cương này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.