Đề cương ôn thi HSG Chuyên đề Oxi - Không khí môn Hóa học 8 năm 2019-2020 có đáp án chi tiết được Hoc247 sưu tầm và biên tập, nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố lại các kiến thức đã học, đồng thời làm quen với các bài tập ôn luyện đội tuyển HSG, hình thành cơ sở kiến thức vững chắc để các em tự tin bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng theo dõi!
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HSG CHUYÊN ĐỀ OXI – KHÔNG KHÍ MÔN HÓA HỌC 8
Dạng 1: Viết PTHH theo yêu cầu, dự đoán khả năng phản ứng của chất
Bài 1: Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C, P, Fe.
Bài 2: Khi đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết PTHH phản ứng cháy của các phản ứng trên
Bài 3: Viết những PTHH biểu diễn sự oxi hóa:
Đơn chất: Al, Zn, Fe, Ba, Na, C, S, P.
Hợp chất: CO, C3H6, C2H4, C2H4O2
Bài 4: Viết 4 PTHH mà sản phẩm là:
a. oxit kim loại
b. oxit phi kim
c. oxit và nước
Bài 5: Trình bày tính chất hoá học của khí oxi, mỗi tính chất viết 4 PTHH để minh hoạ?
Dạng 2: Dự đoán hiện tượng, viết phương trình phản ứng minh họa
Bài 6: Cho những chất sau: Cacbon, hiđro, magie, metan, cacbon oxit. Cho biết sự oxi hoá chất nào sẽ tạo ra:
a. Oxit ở thể rắn
b. Oxit ở thể lỏng
c. ở thể khí
Bài 7: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là dựa vào tinh chất vật lý nào của oxi? Người ta còn có thể thu khí oxi bắng phương pháp đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?
Dạng 3: Giải thích hiện tượng
Bài 8 : Hãy giải thích vì sao:
a. Than cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi than cháy trong không khí?
b. Dây sắt nóng đỏ cháy sáng trong oxi, nhưng không cháy được trong không khí?
Bài 9: Vì sao sự cháy của một vật trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy của vật đó trong khí oxi?
Bài 10: Có 4 bình thuỷ tinh khối lượng và thể tích bằng nhau. Mỗi bình đựng một trong các chất khí sau: H2; O2; N2; CO2 ở cùng điều kiện về nhiệt đọ và áp suất. Hãy cho biết:
a. Lượng chất (số mol) trong mỗi bình có bằng nhau không? giải thích.
b. Số phân tử khí trong mỗi bình có bằng nhau không? giải thích
c. Khối lượng khí trong mỗi bình có bằng nhau không? giải thích.
Dạng 4: Nhận biết, tách chất, làm sạch chất
Bài 11: Có 4 lọ được đậy kín nút bị mất nhãn , mỗi lọ đựng 1 trong các chất khí sau: oxi, nitơ, không khí, khí cacbonic. Làm thế nào có thể nhận biết được chất khí nào ở trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học? viết PTHH (nếu có).
Bài 12: Khí O2 có lẫn CO2, SO2. Làm thế nào để thu được khí oxi tinh khiết bằng phương pháp hóa học.
Bài 13: Có 2 lọ thuỷ tinh, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng không khí. Hãy nêu cách phân biệt 2 lọ.
Dạng 5: Bài toán phản ứng của oxi với các chất khác
Phản ứng của oxi với đơn chất
Bài 1: : Cacbon cháy trong bình đựng khí oxi tạo thành khí cacbonic. Viết PTHH và tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau:
a. khi có 6,4g khí oxi tham gia phản ứng
b. khi có 0,3 mol cacbon tham gia phản ứng
c. khi đốt 0,3 mol cacbon trong bình đựng 0,2 mol khí oxi
d. khi đốt 6gam cacbon trong bình đựng 19,2 gam khí oxi
Bài 2:Tính lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết:
a) 46,5 gam Photpho
b) 30gam cacbon
c) 67,5 gam nhôm
d) 33,6 lít hiđro
Bài 3: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2)
a. Tính số gam lưu huỳnh đã cháy
b. Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy
Bài 4: Một bình phản ứng chứa 33,6 lít khí oxi (dktc). với thể tích này có thể đốt cháy:
a. Bao nhiêu gam cacbon?
b. Bao nhiêu gam hiđro
c. nhiêu gam lưu huỳnh
d. Bao nhiêu gam photpho
Bài 5: Hãy cho biết 3. 1024 phân tử oxi có thể tích là bao nhiêu lít?
Bài 6: Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy.
Bài 7: Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit.
a. Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu?
b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
Bài 8: Đốt cháy 21 gam một mẫu sắt không tinh khiết trong oxi dư người ta thu được 23,2 gam oxit sắt từ Fe3O4 . Tính độ tinh khiết của mẫu sát đã dùng
Bài 9: Đốt 5,6gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 9,6 gam khí oxi
a. Viết PTHH các phản ứng xảy ra
b. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
c. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
d. Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng
Bài 10: Tính số mol khí sunfurơ sinh ra trong mỗi trường hợp sau:
a. Có 1,5 mol khí oxi tham gia phản ứng với lưu huỳnh
b. Đốt cháy hoàn toàn 38,4 gam lưu huỳnh trong khí oxi
Bài 11: Một bình chứa 44,8 lít khí oxi, với lượng khí oxi này có thể đốt cháy được :
a. Bao nhiêu mol cacbon, mol photpho, mol lưu huỳnh?
b. Bao nhiêu gam bột sắt, bột nhôm?
c. Bao nhiêu mol CO, C2H6O?
Phản ứng của oxi với hợp chất
Bài 1: Đốt cháy 11,1 gam hỗn hợp gồm CH4 và C4H10 thu được 33 gam khí CO2.
a. Viết PTHH
b. Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng
Bài 2: Đốt cháy 3,68 gam CuFeS2 cần 1,68 lít khí O2 (đktc)
a. Viết PTHH biết sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2
b. Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn, hãy tính
c. Thành phần % theo thể tích các khí sau phản ứng (đktc)
d. Tính khối lượng chất rắn thu được.
Bài 3: Đốt cháy m gam rượu etylic (C2H5OH) cần V lít khí oxi (đktc). Sau phản ứng thu được khí cacbonic và 5,4 gam nước.
a. Tính m
b. Tính V
Bài 4: Đốt cháy 22,8 gam hỗn hợp gồm CuS và FeS trong khí oxi dư thu được m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và 5,6 lít khí SO2 (đktc)
a. PTHH
b. Tính % theo khối lượng mỗi oxit
Dạng 6: Bài toán liên quan đến hiệu suất phản ứng phân hủy điều chế oxi, quá trình đốt cháy, oxi hóa trong thực tế.
Bài 1:
a. Tính thể tích khí oxi thu được khi nhiệt phân 73,5 gam KClO3.
b. Tính khối lượng ZnO được tạo thành khi cho lượng khí O2 sinh ra ở trên tác dụng hết với 19,5 gam Zn.
Bài 2: Tính lượng KMnO4 cần để điều chế 5,6 lít oxi (đktc)
Bài 3: Tính lượng KMnO4 cần để điều chế lượng oxi đủ để đốt cháy hoàn toàn 0,54 gam bột nhôm
Bài 4: Muốn điều chế 6,72 lít khí oxi(đktc) thì lượng KClO3 cần dùng là bao nhiêu biết hiệu suất là 70%.
Bài 5: Tính lượng KMnO4 cần dùng để thu được V lít khí (đktc) vừa đủ để tác dụng với 12,4 gam photpho. Nếu dùng KClO3 thì cần khối lượng là bao nhiêu?
Bài 6: Đem nung hoàn toàn 8,77 gam hỗn hơp KClO3 và KMnO4 thu được 1,12 lít khí oxi (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hơp đầu.
Bài 7: Trong PTN có các hơp chất KClO3, KMnO4, KNO3, HgO. Muốn điều chế 3,36 lít khí oxi (đktc) theo em nên cho chất nào để tiết kiệm hóa chất nhất.
Bài 8: Nung nóng KNO3 thành KNO2 và O2
a. Viết PTHH
b. Tính khối lượng KNO3 cần để điều chế 1,68 lít O2 (đktc) nếu hiệu suất là 85%
c. Nếu khối lượng KNO3 là 10,1 gam thì thu được bao nhiêu lít oxi (đktc) với hiệu suất là 80%
Bài 9: Nung 61,25 gam KClO3 sau 1 thời gian thu được 42,05 gam chất rắn và khí oxi thoát ra.
a. Viết PTPƯ
b. Tính % theo khối lượng KClO3 đã bị nhiệt phân.
c. Khí O2 thoát ra ở trên được thu được vào bình thủy tinh rồi phóng điện để tạo khí ozon theo phản ứng
d. Sau phản ứng tỉ khối của hỗn hợp O2 và O3 đối với hidro bằng 18. Xác định % thể tích các khí trong hỗn hợp.
Bài 10: Nhiệt phân hoàn toàn 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 ở nhiệt độ cao thu được O2 và m gam chất rắn Y. Toàn bộ khí Oxi thu được đem tác dụng hết với Cacbon nóng đỏ dư thu được 0,896 lít hỗn hợp Z( đktc) gồm CO và CO2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 16. Tìm m và tính % KMnO4 trong X.
Bài 11:Trong PTN, người ta thường dùng KMnO4 và KClO3 để điều chế oxi
a. tính tp % khối lượng nguyên tố oxi có trong mỗi muối.
b. khi nung nóng lần lượt a gam KMnO4 và b gam KClO3. Sau phản ứng hoàn toàn thu được cùng 1 lượng khí oxi (đktc). Hãy tính tỉ lệ a/b.
Bài 12: Cho m gam hỗn hợp A gồm KClO3 và KMnO4 trong đó số nguyên tử oxi chiếm 5/8 số nguyên tử A. Nung A đến phản ứng hoàn toàn thu được 15,68 lít khí O2 (đktc). Hãy tính % theo khối lượng của các chất trong A. Tính m.
Bài 13: Đun nóng 22,12 gam KMnO4 thu được 21,16 gam hỗn hợp rắn.
a. Tính thể tích khí oxi thu được (đktc)
b. Tính % khối lượng KMnO4 đã bị nhiệt phân.
Bài 14: Hãy giải thích vì sao:
+ Đặt ống nghiệm có đáy cao hơn miệng ống nghiệm chút ít
+ Cho thêm MnO2
+ Cho thêm mẩu bông
+ Tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn.
Bài 15: Cho sơ đồ phản ứng:
a. Nung nóng 15,04 gam Cu(NO3)2 sau 1 thời gian phản ứng thu được 8,56 gam chất rắn.
b. Tính % Cu(NO3)2 bị phân hủy
c. Tính thể tích hỗn hợp khí thu được (đktc)
Bài 16:
1. Nhiệt phân 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam Chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng biết Pb(NO3)2 bị nhiệt phân theo phản ứng
2. Cho m gam hỗn hợp A gồm KClO3 và KMnO4 trong đó số nguyên tử oxi chiếm 9/14 số nguyên tử A. Nung A đến phản ứng hoàn toàn thu được 10,08 lít khí O2 (đktc). Hãy tính % theo khối lượng của các chất trong A. Tính m.
Dạng 7: Lập CTHH dựa vào phản ứng đốt cháy
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất B thu được 0,44 gam khí CO2 và 0,18 gam nước. Tỉ khối hơi của chất B so với khí H2 là 30.
a. B gồm những nguyên tố nào?
b. Xác định công thức hóa học của B
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 hợp chatA gồm C và Hthu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Biết 70
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất X thu được 4,48 lít khí CO2(đktc) và 3,6 gam nước. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 2,679 gam. Tìm công thức phân tử.
Bài 4: 23 gam HC A + O2 44 gam CO2 + 27 gam H2O
a. A gồm những nguyên tố nào?
b. dA/H2 = 23. Tìm CTPT của A
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất A gồm C, H, O cần 0,3 mol O2 thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Tìm m và xác định CTPT của A
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất A cần 7,84 lít khí O2 (đktc) thu được 8,8 gam CO2 và m gam H2O. Tìm m và xác định CTPT của A biết tỉ khối hơi của A so với khí Hidro là 15.
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam hợp chất A cần 8,96 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là 1:2.
a. Tính khối lượng của từng nguyên tố trong hợp chất A.
b. Xác định CTPT của hợp chất A biết M = 16.
Bài 8: Đốt cháy 7,2 gam hợp chất A cần vừa đủ 5,376 lít O2(đktc) sau phản ứng thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng là 22:9. Tìm CTPT của hợp chất A biết 6 gam A bay hơi thì được thể tích bằng thể tích của 4,4 gam CO2 ở cùng điều kiện.
Bài 9: Đốt cháy m gam hợp chất A cần 42 lít không khí thu được 9 gam nước và 44,8 lít hỗn hợp khí B gồm CO2 và N2. Tỉ khối của B so với khí nitơ là 15. Tìm m và xác định công thức hóa học của A biết MA = 60 và trong không khí có 20% oxi và 80% nitơ.
Bài 10: Hợp chất Y chứa các nguyên tố C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam Y thu được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Tỉ khối hơi của Y so với không khí xấp xỉ 3,04. Xác định CTPT của Y.
Dạng 8: Oxit
Bài 1: Phân loại và gọi tên các oxit sau: CuO, SO2, NO2 Na2O, PbO, SO3, Ag2O, Mn2O7, SiO2, K2O, N2O5, Fe3O4, HgO, P2O5, CO, ZnO, Al2O3, Cl2O, N2O, Cl2O3, Fe2O3, Cl2O7.
Bài 2: Cho các oxit sau: CO, Na2O, Cl2O, N2O, Cl2O3, FeO, P2O5, Mn2O7. Trong các oxit trên, oxit nào thuộc oxit axit. Viết CTHH của các axit tương ứng.
Bài 3: Cho các oxit sau: CO, N2O5, K2O, SO3, MgO, ZnO, P2O5, Na2O, Ag2O, CO2
a. Oxit nào là oxit axit, oxit nào là oxit bazơ
b. Oxit nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Viết PTPƯ
Bài 4:
1. Hãy viết CTHH của các oxit tương ứng với các axit sau: H2SO3, H2CO3, H2SO4, H3PO4, HNO3, HMnO4, HClO4
2.Viết CTHH của các bazơ tương ứng với các oxit sau: Na2O, BaO, FeO, CuO, Al2O3
Bài 5: A là quặng chứa 60% Fe2O3 và B là quặng chứa 69,6% Fe3O4( các tạp chất còn lại trong A và B không chứa Fe). Nười ta trộn A và B được quặng D. Từ 1 tấn D có thể điều chế tối đa 0,48 tấn Fe. Tính tie lệ khối lượng của A và B đã trộn.
Bài 6: Trong bình kín chứa hỗn hợp A gồm NO vfa NO2. Khi phân tích A thấy có 14 gam N và 25,6 gam Oxi.
a. Tính % về thể tích mỗi khí trong A
b. Tính tỉ khối của A so với oxi
Bài 7: Trong bình kín chứa hỗn hợp A gồm SO2 và SO3. Khi phân tích A thấy có 2,4 gam S và 2,8 gam Oxi.
a. Tính % về thể tích mỗi khí trong A
b. Tính tỉ khối của A so với không khí
c. Hỗn hợp khí B gồm C3H8 và C4H8 có thể tích bằng nhau. Tính tỉ khối của A so với B
Bài 8: Trong bình kín chứa hỗn hợp A gồm NO và NO2. Khi phân tích A thấy có 7 gam N và 11,2 gam Oxi.
a. Tính % về thể tích và % theo khối lượng mỗi khí trong A
b. Tính tỉ khối của A so với CH4, tỉ khối của A so với không khí
Bài 9:Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 là 24. Sau khi đốt hỗn hợp với chất xúc tác ta được hỗn hợp B có tỉ khối đối với H2 là 30. Tính hiệu suất của phản ứng. Tính thành phần % theo thể tích các chất trong hoonc hợp X và B.
Bài 10:Một hỗn hợp X gồm 3 oxit của nitơ: NO, NO2, NxOy biết %VNO = 45%, %VNO2 =40%. Thành phần % theo khối lượng của NO trong hỗn hợp là 23,6 %. Xác định CTHH của NxOy biết các khí đo cùng đkrc.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn thi HSG Chuyên đề Oxi - Không khí môn Hóa học 8 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
- Kỳ thi chọn HSG môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Tỉnh Hải Dương
- Tài liệu ôn thi HSG môn Hóa 12 - Phần Hóa vô cơ năm 2020
Chúc các em học tốt