Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật Lý 8 năm 2021 - 2022 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần Lý thuyết và bài tập có lời giải chi tiết giúp các em tự ôn tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 8 NĂM 2021 - 2022
I. Lý thuyết
1/Chuyển động:
- Chuyển động cơ học là gì? Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối, nêu ví dụ minh họa về tính tương đối của chuyển động?
- Vận tốc của chuyển động cho biết điều gì về chuyển động đó? Viết công thức, giải thích rõ các đại lượng có trong công thức?
- Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều ?
2/ Lực:
- Tại sao nói lực là một đại lượng vectơ? Nêu cách biểu diễn lực?
- Thế nào là 2 lực cân bằng? Khi các lực cân bằng lên một vật thì có được kết quả gì?
- Quán tính là gì? Nêu ví dụ
- Kể tên và nêu đặc điểm của các loại lực ma sát, cho ví dụ về mỗi loại lực ma sát? Ma sát có lợi hay có hại, nêu ví dụ để chứng minh? Nêu các cách làm tăng (giảm) lực ma sát?
- Trình bày đặc điểm của lực đẩy Ác-si-mét là gì? Viết công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet? Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
3/ Áp suất:
- Áp lực là gì?
- Áp suất cho biết gì? Viết công thức tính áp suất, giải thích rõ các đại lượng có trong công thức?
- Nêu cách làm tăng (giảm) áp suất?
- Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng. Viết công thức tính áp suất chất lỏng, giải thích rõ các đại lượng có trong công thức?
- Nêu cấu tạo của bình thông nhau? Cho ví dụ về bình thông nhau trên thực tế? Trong bình thông nhau chứa một chất lỏng đứng yên thì các mặt thoáng chất lỏng trong các nhánh có đặc điểm gì?
- Cấu tạo máy thủy lực? Viết công thức của máy thủy lực
- Nêu đặc điểm của áp suất khí quyển. Cho ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suất khí quyển.
4/ Công cơ học:
- Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học và giải thích rõ các đại lượng trong công thức?
- Phát biểu định luật về công
5. Công thức tính
STT |
CÔNG THỨC TÍNH |
GIẢI THÍCH ĐẠI LƯỢNG |
CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN |
1 |
Trọng lượng: \(\boxed{P = 10.m}\) |
P: trọng lượng ( N ) m: khối lượng ( kg ) |
- Xác định trọng lượng của vật có khối lượng m(kg) |
2 |
Khối lượng riêng \(\boxed{D = \frac{m}{V}}\) |
D: khối lượng riêng ( kg/m3 ) m: khối lượng ( kg ) V: thể tích ( m3 ) |
- Xác định khối lượng riêng của vật có khối lượng m(kg)và thể tích V (m3) hoặc xác định m, V. |
3 |
Trọng lượng riêng \(\boxed{d = \frac{P}{V} = 10.D}\) |
d: Trọng lượng riêng ( N/m3 ) P: trọng lượng ( N ) V: thể tích ( m3 ) |
- Xác định trọng lượng riêng của vật biết P và thể tích V (m3) hoặc xác định m, V. |
4 |
Vận tốc: \(\boxed{v = \frac{s}{t}}\) Vận tốc trung bình: \(\boxed{{v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}}\) |
v: vận tốc ( m/s ) hay (km/h) s: quãng đường ( m ) hay (km) t: thời gian ( s) hay (h) |
- Xác định các bài toán liên quan đến vận tốc, quãng đường và thời gian di chuyển. |
5 |
Áp suất: \(\boxed{p = \frac{F}{S}}\) |
p: áp suất ( N/m2 ) hay (Pa) F: áp lực ( N ) S: diện tích bị ép ( m2 ) |
- Xác định các bài toán liên quan đến áp lực F, áp suất p và diện tích mặt tiếp xúc S |
6 |
Áp suất chất lỏng: \(\boxed{p = d.h}\) |
p: áp suất ở điểm ta xét của cột chất lỏng ( N/m2 )hoặc (Pa) d: trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) h: chiều cao của cột chất lỏng tính từ mặt thoáng đến điểm ta xét ( m ) |
- Xác định các bài toán liên quan đến áp suất p tại một điểm đang xét hoặc xác định vị trí điểm đang xét, trọng lượng riêng của chất lỏng |
7 |
Lực đẩy Ác-si-mét: \(\boxed{{F_A} = d.V}\) |
FA: lực đẩy Acsimet ( N ) d: trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( m3 ) |
- Xác định các bài toán liên quan đến độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét hoặc xác định thể tích của vật, trọng lượng riêng của chất lỏng |
8 |
Máy thủy lực: \(\boxed{\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}}\) |
F1, F2: áp lực lên các pit-tông(N) S1, S2: diện tích các pit-tông(m2) |
- Xác định các bài toán liên quan đến áp lực tác dụng lên pít-tông hoặc diện tích các pít-tông. |
9 |
Công của lực: \(\boxed{A = F.s}\) |
A: công của lực F ( J ) F: lực tác dụng vào vật ( N ) s: quãng đường vật dịch chuyển (m ) |
- Xác định các bài toán liên quan đến công, áp lực và quãng đường dịch chuyển. |
10 |
Đổi đơn vị đo: + Từ km/h sang m/s: chia cho 3,6+ Từ m/s sang km/h: nhân cho 3,6 + 1 l (lít) = 1 dm3 + 1 ml (mi-li-lít) = 1 cm3+1atm= 105N/m2=760mmHg= 1 Pa |
II. Bài tập
Câu 1:Thế nào là chuyển động cơ học? Thế nào là đứng yên?Cho một ví dụ về chuyển động và chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Trả lời: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
-Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
Câu 2: Cho một ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
Trả lời: Ví dụ: Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời ga :
+ Nếu lấy nhà ga làm mốc, thì hành khách đang chuyển động so với nhà ga.
+ Nếu lấy đoàn tàu làm mốc, thì hành khách đứng yên so với đoàn tàu và nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.
Câu 3:Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối?
Trả lời: - Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc, vì vậy chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
Câu 4: Hãy cho biết độ lớn của tốc độ biểu thị tính chất nào của chuyển động?Công thức đơn vị vận tốc hợp pháp là gì?
Trả lời: Độ lớn của tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\); trong đó: +v là tốc độ của vật (m/s, km/h)
+s là quãng đường đi được (m,km)
+t là thời gian để đi hết quãng đường đó (s, h)
Câu 5: Hãy nêu rỏ đơn vị đo của tốc độ.
Trả lời: Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. Đơn vị hợp pháp của tốc độ là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h)
Câu 6:Lực là gì? Trình bày cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực?
Trả lời: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.
- Lực là một đại lượng vec-tơ vừa có độ lớn, phương và chiều.
Ví dụ: : Khi quả bóng bay đến mặt vợt, nó chịu lực tác dụng của vợt nên bị biến dạng, đồng thời nó bị dừng lại và đổi hướng chuyển động bật trở lại.
Câu 7: Trình bày cách biểu diễn và ký hiệu véc tơ lực?
Ta biểu diễn véctơ lực bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực tác dụng lên vật.
+ Phương chiều trùng với phương chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Kí hiệu véctơ lực là \(\overrightarrow F \), cường độ lực là F.
----
-(Để xem tiếp nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật Lý 8 năm 2021 - 2022 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !